Mỹ và Nga cáo buộc các bên sử dụng trẻ em là con tin chính trị sau khi hàng chục giáo viên Mỹ làm việc tại Matxcơva bị từ chối cấp thị thực.

Căng thẳng bắt đầu được châm ngòi hôm 16/7 khi tờ New York Times đưa tin 30 giáo viên Mỹ giảng dạy tại Trường Anh-Mỹ ở Matxcơva do các đại sứ quán phương Tây điều hành bị từ chối cấp thị thực.

Theo NYT, ngôi trường này hiện có 1.200 trẻ em từ mầm non tới trung học theo học. Nhiều trong số đó là con em các nhà ngoại giao vào doanh nhân nước ngoài. Ngôi trường được các Chính phủ Mỹ, Anh và Canada đồng sáng lập năm 1949.

Giải thích thêm về vụ việc, Đại sứ Mỹ tại Nga Jon Huntsman cho biết số giáo viên này dự định tới Nga vào tháng tới nhưng bất thành do không thể xin được thị thực. Vụ việc khiến Trường Anh-Mỹ phải thu hẹp số lượng học sinh theo học.

1200 hoc sinh tro thanh con tin trong tranh chap ngoai giao my nga
Trường Anh-Mỹ ở Matxcơva. (Ảnh: Moscow Times)

"Không nên sử dụng trẻ em như những con tốt trong tranh chấp ngoại giao", ông Huntsman nói. Ông này bày tỏ hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết trước khi năm học mới bắt đầu.

Tuy nhiên, Nga đổ vấy ngược lại cho Mỹ về tranh chấp giữa 2 nước, khẳng định chính thái độ của Mỹ với các nhà ngoại giao và giáo viên nước này khiến họ lâm vào tình cảnh hiện tại.

Trong cuộc họp báo hôm 17/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cáo buộc Washington bắt đầu cuộc chiến thị thực cách đây 2 năm, khiến Matxcơva không thể gửi các nhà ngoại giao của họ tới Mỹ. Bà này khẳng định Mỹ luôn kêu gọi Nga cấp thị thực ngoại giao cho các giáo viên ở Matxcơva nhưng lại không sẵn lòng cấp giấy thông hành tương tự cho các giáo viên Nga làm việc tại một trường học trong khuôn viên Đại sứ quán Nga ở Washington.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh các giáo viên Mỹ được cử tới Nga dưới tư cách nhân viên đại sứ quán với hộ chiếu ngoại giao, nhưng Trường Anh-Mỹ lại hoạt động như một doanh nghiệp thương mại. Theo bà, Matxcơva từng nhiều lần yêu cầu Mỹ chỉnh lý lại tư cách pháp nhân của trường nhưng Mỹ từ chối không đối thoại.

"Nga sẵn sàng cấp thị thực cho các giáo viên ngay khi Mỹ làm điều tương tự với các nhân viên ngoại giao Nga", bà nói thêm, nhấn mạnh Mỹ mới chính là bên sử dụng trẻ em tại trường Matxcơva làm con tin.

Tờ Kommersant của Nga hồi tháng 6/2017 đưa tin Matxcơva từng xem xét gây khó khăn cho ngôi trường này như một cách để trả đũa các biện pháp trừng phạt mà cựu Tổng thống Barack Obama áp đặt lên Nga vào năm 2016.

Quan hệ giữa Nga và phương Tây trở nên căng thẳng từ năm 2014 sau khi Mỹ và EU áp đặt trừng phạt lên Matxcơva vì sáp nhập Crưm và cáo buộc hỗ trợ phe ly khai ở Ukraine. Căng thẳng tiếp tục tăng cao kể từ đó tới nay sau các vụ tấn công hóa học ở Syria và đầu độc cựu điệp viên Nga ở Anh.

Giám đốc Trường Anh-Mỹ từ chối trả lời về vụ việc trong khi đại diện trường gợi ý phóng viên gửi câu hỏi trực tiếp lên đại sứ quán.

1200 hoc sinh tro thanh con tin trong tranh chap ngoai giao my nga 3 nhân viên ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn chết ở Iraq
1200 hoc sinh tro thanh con tin trong tranh chap ngoai giao my nga Thủ tướng Đức lần thứ hai ngồi ghế trong sự kiện ngoại giao
1200 hoc sinh tro thanh con tin trong tranh chap ngoai giao my nga Duterte dọa cắt quan hệ ngoại giao với Iceland

/ vtc.vn