Tại nhiều trường đại học, thư viện được xây dựng bởi những kiến trúc sư nổi tiếng trên thế giới. Nhờ thiết kế tinh tế của họ, nhiều thư viện đã trở thành tòa nhà mang tính biểu tượng nhất trong khuôn viên trường học.

Thư viện nghệ thuật Fisher Fine, Đại học Pennsylvania

 

 

Được hoàn thành năm 1891 bởi kiến trúc sư Frank Furness, Thư viện Mỹ thuật Fisher thuộc Đại học Pennsylvania đã được bổ sung vào sổ đăng ký các địa điểm lịch sử quốc gia vào năm 1972 và trở thành di tích lịch sử quốc gia vào năm 1985. Thư viện được phục hồi bởi nhóm gồm Venturi, Scott Brown & PGS, CLIO Group và Marianna Thomas Architects với kinh phí 16,5 triệu USD

Thư viện Duke Humfrey, Đại học Oxford

 

 

Được xây dựng vào năm 1488, Thư viện Duke Humfrey tại Đại học Oxford là phần lâu đời nhất của Thư viện Bodleian, một nhóm gồm 5 tòa nhà có niên đại từ cuối thời trung cổ đến cuối thế kỷ 20.

Thư viện Suzzallo, Đại học Washington

 

 

Được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư Seattle Carl F. Gould Sr. và Charles H. Bebb, Thư viện Suzzallo theo phong cách kiến ​​trúc Gothic được mở vào năm 1926.

Thư viện George Peabody, Đại học Johns Hopkins

 

 

Thư viện Peabody mở cửa vào năm 1878, được thiết kế bởi kiến trúc sư Edmund G. Lind phối hợp với hiệu trưởng đầu tiên của trường đại học Johns Hopkins là Nathaniel H. Morison. Thư viện có chiều cao 18,6 mét, khu trung tâm gồm 5 tầng với ban công bằng sắt tạo ra hiệu ứng ấn tượng.

Thư viện Queen\'s College, Đại học Oxford

 

 

Được xây dựng từ năm 1695, cho đến nay, danh tính của kiến trúc sư thiết kế Thư viện Queen\'s College vẫn là một bí mật. Nhưng hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đó là Henry Aldrich - Nguyên Chủ nhiệm của Christ Church, người đã thiết kế các tòa nhà khác ở Oxford hay Timothy, vị hiệu trưởng của ngôi trường này tại thời điểm thư viện được xây dựng.

Thư viện Joe và Rika Mansueto, Đại học Chicago

 

 

Với thiết kế mái vòm bằng kính, Thư viện Joe và Rika Mansueto đã nhận được nhiều giải thưởng như Giải thưởng GE Edison kể từ khi hoàn thành công trình vào năm 2011. Kiến trúc sư Helmut Jahn đã sử dụng những tấm kính được điều khiển bằng năng lượng mặt trời để làm mái cho thư viện, đồng thời tạo nên một không gian nội thất rộng rãi cho sinh viên sử dụng trong khi học tập.

Thư viện Linderman, Đại học Lehigh

 

 

Đi vào hoạt động từ năm 1878, Thư viện Linderman được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng của Philadelphia - Addison Hutton. Ông cũng chính là người đã xây dựng nên mô hình kiến trúc Venetian sau Bảo tàng Anh ở London.

Thư viện Uris, Đại học Cornell

 

 

 

Thư viện Uris lần đầu tiên được mở cửa vào tháng 10/1861. Thư viện được thiết kế bởi sinh viên kiến trúc đầu tiên của Đại học Cornell - William Henry Miller, người có ảnh chân dung treo trên bức tường phía bắc của sảnh chờ thư viện.

Thư viện tưởng niệm William Andrews Clark, Đại học California

 

 

Thư viện được xây dựng từ năm 1924 đến 1926 bởi kiến trúc sư Robert D. Farquhar. Thư viện William Andrews Clark Memorial được tài trợ bởi nhà hoạt động từ thiện William Andrews Clark Jr. (người thành lập nên Quỹ Hòa nhạc Los Angeles) nhằm lưu trữ những bộ sách đồ sộ và quý hiếm của ông.

 

Thư viện Đại học Salamanca, Tây Ban Nha

 

 

Đây là một trong những thư viện lâu đời nhất trên thế giới, được xây dựng từ thế kỷ thứ 16.

Phòng đọc Saint-Jacques, Thư viện Sorbonne, Đại học Paris-Sorbonne, Paris

 

 

Khai trương năm 1328, phòng đọc sách Saint-Jacques tại thư viện Sorbonne được khôi phục lại vào khoảng thời gian 1885-1901 bởi kiến trúc sư người Pháp - Henri Pail Nénot.

Thư viện Wren, Trường Trinity, Đại học Cambridge

 

 

Hoàn thành vào năm 1695 bởi ngài Christopher Wren, thư viện Wren tại Đại học Cambridge chứa hơn một nghìn bản thảo sách từ thời trung cổ, trong đó có nhiều sách từ bộ sưu tập cá nhân của Isaac Newton, một tập các ấn bản của Shakespeare, bộ sưu tập Rothschild của văn học Anh thế kỷ 18.

Thư viện Richard J. Klarchek, Đại học Loyola, Chicago

 

 

Được xây dựng năm 2007 bởi công ty Solomon Cordwell Buenz, Thư viện Richard J. Klarchek tại Đại học Loyola nằm bên cạnh hồ Michigan với khung cảnh vô cùng tuyệt vời.

Thư viện Trinity College, Đại học Dublin

 

 

Không chỉ chỉ là thư viện lớn nhất cả nước, Thư viện Trinity College còn là một trong những thư viện đẹp nhất. Phần chính của Phòng lớn được xây dựng từ đầu thế kỷ 18. Ngày nay, nơi này chưa khoảng 200.000 cuốn sách cổ.

Thư viện bản thảo và sách hiếm Beinecke, Đại học Yale

 

 

Thư viện bản thảo và sách hiếm Beinecke tại Đại học Yale được cho là tòa nhà độc đáo nhất trong khuôn viên. Được hoàn thành vào năm 1963 bởi kiến ​​trúc sư người Mỹ Gordon Bunshaft, thư viện được lót bằng đá cẩm thạch ở bên trong để tăng cường ánh sáng tối thiểu, giúp giữ cho những cuốn sách hiếm không bị hư hại.

Trường Giang

 

Những thư viện kiến trúc hiện đại đẹp nhất thế giới

Đây là năm thư viện theo lối kiến trúc hiện đại đẹp nhất thế giới trên tạp chí Forbes. 

Bà mẹ hầu tòa vì quên trả sách thư viện

Melinda Sanders-Jones tưởng rằng chỉ cần nộp phạt cho thư viện là sẽ không còn vấn đề gì cho tới khi biết tin mình bị ...

Nam sinh viên bất ngờ khỏa thân trong thư viện và cái kết đắng

Một sinh viên khỏa thân trong thư viện ở trường đại học quốc gia Singapore vừa bị đình chỉ hai kỳ học và buộc phải ...

 

 

 

 

/ vietnamnet.vn