Theo nguồn tin của PV Lao Động, có 22 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là các tập đoàn, tổng công ty (TCty) có quy mô lớn sẽ được chuyển về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN. Trong số này, có những “ông lớn” với “binh hùng, tướng mạnh”.

22 ong lon doanh nghiep nha nuoc chuyen ve sieu uy ban ho la ai

Trong số 5 DNNN thuộc lĩnh vực nông nghiệp chuyển về "siêu ủy ban", có TCty Càphê Việt Nam. Ảnh minh họa

Sáng 2.3, trao đổi với báo giới tại cuộc họp thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Hà Công Tuấn, trong số 22 DNNN được chuyển về “siêu ủy ban” này, có 5 DNNN thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Trong đó có Tập đoàn Công nghiệp caosu Việt Nam với tổng tài sản ước tính trên 66.837 tỉ đồng. TCty Lương thực miền Nam – doanh nghiệp được đánh giá lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu gạo. TCty Lương thực miền Bắc với tổng tài sản ước tính trên 10.600 tỉ đồng. TCty Lâm nghiệp Việt Nam với tổng tài sản ước tính trên 5.700 tỉ đồng.

TCty Càphê Việt Nam hiện là nhà cung cấp hàng đầu của Việt Nam về càphê, là đơn vị chủ lực của ngành cà phê Việt Nam để tham mưu cho Chính phủ, các bộ, ngành trong việc hoạch định chính sách, định hướng thị trường cho ngành càphê Việt Nam. Chủ yếu sản phẩm cà phê được tiêu thụ tại nhiều nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á.

Ngoài 5 DNNN thuộc lĩnh vực nông nghiệp, có 17 tập đoàn, TCty khác cũng sẽ chuyển về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm: TCty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ không còn trực thuộc Bộ Tài chính. Tuy nhiên, SCIC vẫn là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng được chuyển giao từ các bộ, UBND cấp tỉnh.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có quy mô vốn hóa thị trường ước tính 96.000 tỉ đồng.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ước tính vốn điều lệ đến năm 2020 khoảng 20.000 tỉ đồng.

Đặc biệt trong số này có hai "ông lớn" khác là Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Được biết, các doanh nghiệp khác thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc có cổ phần chi phối lâu dài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ được chuyển về ủy ban. Khối doanh nghiệp nhà nước được chuyển giao về siêu ủy ban đều có quy mô vốn và tài sản lớn, ước tính khoảng 5,4 triệu tỉ đồng.

TCty Viễn thông VTC trước trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

TCty Viễn thông MobiFone. TCty Thuốc lá Việt Nam ước tính tổng tài sản hơn 16.490 tỉ đồng.

TCty Hàng không Việt Nam.

TCty Hàng hải Việt Nam ước tính tổng tài sản trên 30.965 tỉ đồng.

TCty Đường sắt Việt Nam.

TCty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam.

TCty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long.

TCty Cảng Hàng không Việt Nam.

22 ong lon doanh nghiep nha nuoc chuyen ve sieu uy ban ho la ai Những tập đoàn, công ty Nhà nước nào sẽ tập trung về ‘siêu ủy ban’?

Có 21 doanh nghiệp Nhà nước là các tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn, trong đó có cả SCIC, sẽ được chuyển về ...

22 ong lon doanh nghiep nha nuoc chuyen ve sieu uy ban ho la ai Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã được thành lập

Thủ tướng vừa ký Nghị quyết thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan này trực thuộc Chính phủ.

22 ong lon doanh nghiep nha nuoc chuyen ve sieu uy ban ho la ai Đề án thành lập \'siêu\' Ủy ban quản lý vốn Nhà nước có gì đặc biệt?

Các tập đoàn lớn nhất của Nhà nước sẽ được chuyển giao về “siêu ủy ban” quản lý vốn Nhà nước, nhưng doanh nghiệp xổ ...

22 ong lon doanh nghiep nha nuoc chuyen ve sieu uy ban ho la ai Thành lập ‘siêu Ủy ban” quản lý vốn Nhà nước ngay trong quý I

Chiều nay (16/1), Tổ công tác của Thủ tướng về thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã tổ chức ...

/ https://laodong.vn