Theo GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số ca mắc tay chân miệng đang ngày càng gia tăng, trung bình cả nước ghi nhận 350 ca/tuần phải nhập viện, trong đó 10% số bệnh nhi cần phải sử dụng thuốc đặc trị lmmunoglobulin.
- TP Hồ Chí Minh đã tiếp cận được thuốc Immunoglobulin điều trị bệnh tay chân miệng nặng
- Tăng mạnh ca bệnh tay chân miệng nặng
- Trẻ mắc tay chân miệng tăng vọt, nguy cơ lây từ người lớn
Trong số chủng gây bệnh tay chân miệng có chủng Enterovirus 71 (EV71) có độc lực cao, gây bệnh nặng và dễ biến chứng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể tử vong.
Theo Cục Y tế dự phòng, nếu đầu tháng 4, số ca mắc dương tính với chủng EV71 chiếm khoảng 6% trong các mẫu xét nghiệm, đến đầu tháng 6, tỷ lệ dương tính với chủng này đã tăng lên 40%. Các ca bệnh tay chân miệng tăng nhanh tại phía Nam, trong đó số trẻ nhiễm chủng EV71 tăng, nhiều trẻ vào viện đã ở tình trạng nặng, nguy kịch.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế đã thành lập 7 đoàn kiểm tra, giám sát dịch và tập trung vào khu vực miền Nam. Để phòng bệnh tốt nhất, cần phải quản lý chặt vấn đề vệ sinh đồ chơi cho trẻ, giữ sạch bát đĩa cho trẻ trong bữa ăn và luôn giữ tay sạch cho trẻ. Người trông giữ trẻ cần giữ bàn tay sạch, vệ sinh tay thường xuyên để tránh làm nguồn lây bệnh.
https://cand.com.vn/y-te/40-tre-mac-benh-tay-chan-mieng-do-chung-virus-nguy-hiem-i698951/