Hệ thống đèn cảnh báo trên mặt taplo xe ô tô là những tín hiệu quan trọng thông báo tình trạng vận hành của chiếc xe với người lái xe. Để lái xe an toàn , hãy cùng tìm hiểu 5 đèn báo nguy hiểm mà chúng ta dễ gặp phải và cách xử lý khắc phục.
1. Đèn cảnh báo lỗi phanh tay
Đèn báo phanh tay được ký hiệu bằng một vòng tròn bên trong có dấu (!) hoặc chữ (P). Ảnh nguồn: Cafeauto. |
Nguyên nhân: Đơn giản nhất, có thể bạn quên chưa hạ phanh tay trước khi bắt đầu di chuyển.
Khi đã hạ hết phanh tay mà đèn báo phanh vẫn sáng thì có thể do công tắc trên phanh bị cài đặt sai, hoặc áp suất thuỷ lực trong hệ thống đã bị mất hay mức dầu phanh đã bị tụt giảm do có rò rỉ.
Cách xử lý: Đối với trường hợp công tắc bị cài sai, bạn chỉ cần cài đặt lại là vấn đề có thể được xử lý. Tuy nhiên với trường hợp còn lại, bạn nên mang xe tới gara để kiểm tra lỗi và sửa chữa.
2. Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát
Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát. Ảnh ngồn: Topcarvn. |
Nguyên nhân: Nhiệt độ động cơ cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép (động cơ nóng quá mức).
- Hết nước làm mát hoặc hệ thống nước làm mát gặp trục trặc: nước bị rò rỉ, bơm nước không hoạt động…
- Bộ ổn nhiệt hoặc quạt thông gió có thể đang bật liên tục là cho động cơ tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn.
Cách xử lý: Dừng xe lại ngay lập tức vào một nơi an toàn, kiểm tra nước làm mát và châm thêm nước nếu két nước đã cạn hoặc sắp cạn. Sau đó tắt máy khoảng 30 phút chờ cho động cơ nguội, sau đó mở máy kiểm tra lại xem đèn báo còn sáng không.
Trong trường hợp không có sẵn nước làm mát, có thể sử dụng nước lọc để thay thế, tuy nhiên chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, vì dễ bị đóng cặn, lâu dài gây ảnh hưởng tới hoạt động tản nhiệt làm mát của xe.
Nếu sau khi châm nước đèn báo vẫn sáng, bạn nên gọi cứu hộ để đưa xe đi kiểm tra.
3. Đèn cảnh báo lỗi ắc quy
Đèn cảnh báo lỗi ắc quy. Ảnh nguồn: Otorepair. |
Nguyên nhân: Do hỏng đai dẫn động máy phát, hết bình hoặc hỏng bình. Tín hiệu đèn báo này thường xuất hiện khi động cơ đang tắt. Nếu như đèn báo xuất hiện khi xe đang di chuyển thì đó là lỗi thuộc về phần máy.
Cách xử lý: Gọi gara xe tới hỗ trợ kiểm tra và kích điện cho bình ắc quy, sạc ắc quy đúng cách. Trong trường hợp xe đi đã nhiều năm chưa thay ắc quy, bạn nên đầu tư thay mới bình ắc quy.
4. Đèn báo áp suất dầu bôi trơn
Đèn cảnh báo áp suất dầu bôi trơn. Ảnh nguồn: Shopauto. |
Nguyên nhân: Do áp suất dầu trong động cơ xuống quá thấp, bơm dầu có thể bị hỏng hoặc tắc, dầu nhớt đang sử dụng không phù hợp với khuyến cáo của hãng hoặc quá lâu chưa thay dầu định kỳ cho xe.
Cách xử lý: Cần ngay lập tức dừng xe lại để kiểm tra dầu nhớt đang xử dụng, gọi trợ giúp từ gara để mang xe đi kiểm tra. Do tình trạng thếu dầu có thể khiến động cơ bị bó, các chi tiết trong động cơ không được bôi trơn, làm mát sẽ gây hỏng động cơ và khiến bạn sẽ gặp nguy hiểm nếu tiếp tục di chuyển.
5. Đèn cảnh báo lỗi túi khí
Đèn cảnh báo lỗi túi khí. Ảnh: Khánh Linh. |
Nguyên nhân: Khi xảy ra lỗi trong hệ thống túi khí, bộ điều khiển túi khí sẽ tắt toàn bộ chức năng và túi khí sẽ không hoạt động khi va chạm. Nguyên nhân có thể từ túi khí bị hỏng, pin túi khí hết điện, chốt đai an toàn bị lỗi hoặc bộ phận cảm biến bị lỗi...
Cách xử lý: Đối với trường hợp đèn báo túi khí bật, bạn vẫn có thể tiếp tục di chuyển tuy nhiên cần đưa xe đến xử lý kiểm tra lỗi ở gara xe sớm nhất có thể. Nếu để lâu sẽ xảy ra nguy hiểm khi va chạm mà hệ thống túi khí trong xe không hoạt động.
Xử lý thế nào khi ôtô bị mất lái? Khi ôtô bị mất lái , tài xế sẽ không thể kiểm soát chiếc xe của mình nữa, điều đó thực sự rất nguy hiểm. ... |