Câu hỏi “có nên công nhạn mại dâm là một nghề?” đang gây nóng nhiều diễn đàn thảo luận. Báo Người Đưa Tin xin đăng tải ý kiến của một bạn đọc - ThS Phạm Văn Chung - Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, sở Tư pháp tỉnh Kon Tum về vấn đề trên.

LTS: Trước diễn biến phức tạp của tệ nạn mại dâm và sự thay đổi của hệ thống pháp luật, pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003 đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Câu hỏi “có nên công nhạn mại dâm là một nghề?” đang gây nóng nhiều diễn đàn thảo luận. Báo Người Đưa Tin xin đăng tải ý kiến của một bạn đọc - ThS Phạm Văn Chung (Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, sở Tư pháp tỉnh Kon Tum) về vấn đề trên.

Mại dâm xuất phát từ nhu cầu bản năng của con người, cần được đáp ứng tình dục khi không có điều kiện hợp pháp để thực hiện như có hôn nhân, có bạn tình.

Hiện nay một số ý kiến cho rằng mại dâm có nguồn gốc lịch sử, ra đời từ hàng ngàn năm trước, song song với lịch sử loài người. Thậm chí có người cho rằng mại dâm còn ra đời trước khi có Nhà nước.

Trong xã hội ngày nay, nhiều nước đã công nhận mại dâm là một nghề hợp pháp, được tôn trọng và đối xử bình đẳng. Người hành nghề mại dâm bán sức lao động, sắc đẹp và nhận được tiền công, tiền lương, tạo ra thu nhập như các ngành, nghề khác.

Ở nước ta từ trước đến nay mại dâm không được công nhận là một nghề, hoạt động mại dâm là bất hợp pháp, bị cấm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, chính sách đó chỉ hạn chế được mại dâm bằng những con số trên văn bản báo cáo còn thực tế thì hoạt động mại dâm, hành nghề mại dâm vẫn tồn tại, thậm chí ngày càng phát triển tinh vi, phức tạp.

Đặc biệt, nhiều người bán dâm bị bắt đưa vào trường dạy nghề, giáo dục, "phục hồi nhân phẩm" nhưng khi trở lại xã hội vẫn thói "ngựa quen đường cũ", đâu lại vào đấy. Nguyên nhân là do không tìm được việc làm và bị xã hội kỳ thị, xa lánh nên họ mặc cảm, tự ti không dám đối diện với cuộc sống thực tại, với gia đình, hàng xóm.

5 ly do nen cong nhan mai dam la hop phap

Có nên công nhận mại dâm là hoạt động hợp pháp?

Do đó, vấn đề đặt ra là phải hành xử với hoạt động mại dâm như thế nào cho phù hợp? Liên quan đến vấn đề này có hai luồng ý kiến khác nhau, với cách lập luận khác nhau.

Luồng ý kiến thứ nhất, cho rằng cần cấm hoạt động mại dâm, coi đây là tệ nạn xã hội cần phải lên án, nghiêm cấm, xử lý triệt để. Lý do, là hoạt động mại dâm sẽ trái với truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, làm suy thoái đạo đức xã hội, ảnh hưởng đến gia đình...

Luồng ý kiến thứ hai, cho rằng nên công nhận mại dâm là một nghề, quản lý với những điều kiện đặc biệt.

Là một công dân, tôi ủng hộ quan điểm thứ hai: nên cho phép và coi mại dâm là một nghề hợp pháp. Bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất, khi công nhận mại dâm là một nghề hợp pháp sẽ giúp quản lý tốt hơn được đối tượng đang hoạt động mại dâm từ nhân khẩu đến tình trạng sức khoẻ, bệnh tật... Việc này sẽ ngăn ngừa được tình trạng lây lan các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như HIV, lậu, giang mai... Do đã quản lý được họ nên buộc họ phải khám bệnh định kỳ và đảm bảo sức khoẻ thì mới được hành nghề. Khi hành nghề hợp pháp họ phải có hợp đồng lao động, đăng ký tạm trú, tạm vắng... sẽ tạo điều kiện thuận lợi để quản lý.

Thứ hai, việc công nhận mại dâm là một nghề sẽ góp phần giải quyết được các hậu quả tiêu cực, gánh nặng cho xã hội về sau. Bởi vì, khi mại dâm là một nghề hợp pháp thì người hành nghề sẽ được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và khi về già không còn sức lao động họ sẽ được hưởng lương hưu... Điều này sẽ góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho họ và giảm bớt gáng nặng cho gia đình, xã hội.

Thứ ba, hiện nay rất nhiều người bị truy tố, xét xử vì các tội phạm liên quan đến mại dâm, tình dục như môi giới mại dâm, buôn bán phụ nữ vì mục đích mại dâm, chứa mại dâm... Do đó, khi Nhà nước công nhận mại dâm là nghề hợp pháp sẽ không còn các tội phạm này nữa, góp phần giảm gánh nặng về công việc cho cơ quan tư pháp và kinh phí xây dựng nhà tù, nơi giam giữ, cải tạo. Bên cạnh đó, xét về mặt sinh lý của con người thì khi được giải quyết vấn đề về sinh lý một cách hợp pháp, công khai thì sẽ hạn chế tội phạm về hiếp dâm, cưỡng dâm, nhất là các vụ hiếp dâm trẻ em, người già đặc biệt nghiêm trọng đang xảy ra ngày càng tăng như hiện nay.

Thứ tư, khi coi mại dâm là một nghề thì Nhà nước sẽ tiến hành thu thuế như các ngành nghề kinh doanh khác, điều này tăng nguồn thu cho ngân sách. Thực tế hiện nay, nghề mại dâm dù bất hợp pháp nhưng mang lại nguồn thu rất lớn cho những kẻ kinh doanh làm ăn phi pháp, trong khi những phụ nữ, trẻ em gái hoạt động trong nghề này, dù bị bắt buộc hay tự nguyện thì cuộc sống cũng rất cơ cực, bị bạc đãi, đánh đập do bị chủ chứa ăn chặn, kìm kẹp.

Thứ năm, việc công nhận mại dâm sẽ góp phần vào việc thu hút khách du lịch. Minh chứng là thành công các nước láng giềng xung quanh chúng ta như Thái Lan, Campuchia hay các nước châu Âu đã làm rất tốt việc này. Du lịch kết hợp tình dục cũng là xu thế chung của các nước trên thế giới trong thời đại ngày nay.

Tình dục là một nhu cầu bản năng, chính đáng của con người. Tôi cho rằng nếu coi tình dục là không xấu thì mại dâm cũng không hề xấu. Bởi vì theo quy định hiện tại thì chỉ những người có vợ/ chồng hợp pháp mới được có quan hệ tình dục. Trong xã hội Á Đông như Việt Nam, việc một người đàn ông và một phụ nữ chưa kết hôn mà quan hệ tình dục với nhau tuy pháp luật không cấm nhưng ít nhiều vẫn bị đạo đức lên án. Còn bộ phận còn lại thì không có đối tượng để được đáp ứng tình dục. Điều này là không công bằng và chính là nguồn gốc của mọi tệ nạn xã hội liên quan đến tình dục.

Từ những lý do trên, tôi cho rằng nên công nhận mại dâm như một nghề hợp pháp được pháp luật bảo hộ và cần được xem xét để luật hóa trong thời gian tới. Tuy nhiên, do đây là vấn đề mới, một nghề rất nhạy cảm nên có thể chỉ khoanh vùng để thực hiện thí điểm, đồng thời quy định chặt chẽ về điều kiện kinh doanh quản lý hoạt động này.

Ths. Phạm Văn Chung

(Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, sở Tư pháp tỉnh Kon Tum)

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam có khoảng 100.000 người bán dâm, trong đó người bán dâm là nữ hiện khoảng 75.000 người. Đối tượng và hình thức hoạt động mại dâm vẫn chủ yếu dưới dạng: Gái gọi, du lịch tình dục, người nước ngoài bán dâm, mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người chuyển giới bán dâm, môi giới mại dâm thông qua Internet (Facebook, Zalo)…

Báo cáo của bộ LĐTBXH cho biết, trong năm 2017 đã phát hiện, bắt giữ 1.177 vụ mại dâm với 3.053 đối tượng, xử lý vi phạm hành chính liên quan đến mại dâm 2.984 đối tượng.

Nhiều chuyên gia cho rằng, mức xử phạt cho các hành vi mua bán dâm hiện nay còn thấp, không đủ sức răn đe. Cụ thể, người bán dâm chỉ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng, mức xử phạt dành cho người mua dâm cũng chỉ từ 500.000 – 1.000.000 đồng, cao nhất là 2 triệu đồng cho hành vi mua dâm nhiều người cùng một lúc.

M.M

5 ly do nen cong nhan mai dam la hop phap Luật sư: \'Hợp pháp hóa mại dâm gia tăng nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em, nô lệ tình dục\'

Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng việc hợp pháp hóa mại dâm không thể giúp kiểm soát được ...

5 ly do nen cong nhan mai dam la hop phap Công nhận mại dâm là một nghề: \'Không lẽ lại thành lập trường đào tạo mại dâm?\'

PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho rằng, nếu công nhận nó là một nghề thì phải có đào tạo nghề, phải có bảo hiểm nghề nghiệp ...

5 ly do nen cong nhan mai dam la hop phap Công nhận mại dâm là một nghề: Đại diện Bộ Tư pháp nói \'lợi nhiều hơn hại\'

“Nếu chúng ta xem mại dâm là một nghề thì cái lợi sẽ lớn hơn là cấm như hiện nay, vì cấm hoạt động mại ...

/ http://www.nguoiduatin.vn