Nhu cầu vốn trong lĩnh vực phát triển con người, y tế, giáo dục, nông nghiệp đều gia tăng.
Chủ tịch nhóm Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim cho biết, nhu cầu về vốn từ Ngân hàng Thế giới ngày càng tăng. Trong đó, nhu cầu vốn cho phát triển con người, ứng phó biến đổi khí hậu và hỗ trợ từ nguồn IDA đã tăng kỷ lục trong tài khóa 2018. Con số 64 tỷ nói trên USD nói trên được tính từ ngày 1/7/2017 và kết thúc vào ngày 30/6/2018.
Cụ thể, vốn cho vay trong lĩnh vực phát triển con người gồm cho vay giáo dục, y tế, dinh dưỡng, dân số, an sinh xã hội và tạo việc làm đã đạt mức tăng kỷ lục 74%. Đồng thời, tỷ trọng của nó trong tổng cam kết của Ngân hàng Thế giới trong năm qua đã tăng vọt từ 16% năm 2017 lên 25,2% năm 2018.
Bên cạnh đó, vốn cho vay phát triển nông nghiệp trong năm tài chính 2018 của Ngân hàng Thế giới (vốn IBRD và IDA) cũng tăng kỷ lục 46%. Việc này góp phần giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu thông qua tận dụng tiềm năng của ngành nông nghiệp.
Tổng mức cho vay của ban thực phẩm và nông nghiệp toàn cầu (cam kết vốn IBRD hoặc IDA mới) tăng mạnh từ 2,5 tỷ USD trong năm tài chính 2017 lên 4,65 tỷ USD trong năm tài chính 2018.
| |
Ngân hàng Thế giới cam kết dành 64 tỷ USD vốn cho các nước đang phát triển trong năm tài chính 2018. |
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD), với nhiệm vụ cung cấp vốn, các giải pháp quản lý rủi ro và các dịch vụ tài chính khác, đã tăng mức hỗ trợ từ 22,6 tỷ USD năm 2017 lên 23 tỷ USD năm 2018. IBRD đã huy động nguồn vốn phát triển này nhờ các công cụ thị trường vốn đầy sáng tạo; trong năm 2018 IBRD đã phát hành 36 tỷ USD trái phiếu tại 27 nước nhằm tài trợ cho các hoạt động phát triển bền vững tại các nước thu nhập trung bình.
Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), cơ quan cho vay với lãi suất bằng 0 hoặc lãi suất thấp và cấp các khoản viện trợ không hoàn lại cho 75 nước nghèo nhất thế giới, cũng cam kết mức kỷ lục là 24 tỷ USD trong năm đầu tiên của IDA18.
Trong năm tài chính 2018, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã cho vay 11,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình và 11,6 tỷ USD từ vốn huy động. Với số vốn đó IFC đã hỗ trợ 366 dự án cấp vốn tại các nước đang phát triển. Đây thường là các dự án cấp vốn dài hạn và phức tạp.
Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA), với nhiệm vụ thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển, thông qua cung cấp các giải pháp bảo hiểm rủi ro chính trị và tăng cường món vay, đã cấp các khoản bảo lãnh mới với tổng trị giá 5,3 tỷ USD.
Theo WB, sự thay đổi cơ cấu cấp vốn này thể hiện mức tăng vọt nhu cầu đầu tư vào nguồn vốn con người của các nước.
Nguồn vốn của World Bank được đóng góp từ các cổ đông. Ông Jim Yong Kim cho hay, trong năm tài chính vừa qua, các cổ đông đã bổ sung thêm 13 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Những thực trạng và giải pháp để tái cấu trúc thị trường vốn-tài chính của Việt Nam sẽ được thảo luận trong chuyên đề thứ hai thuộc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018 (Vietnam Economic Forum – ViEF) khai mạc sáng 21/8 tại Hà Nội. Diễn đàn là nơi các nhà quản lý, giới chuyên gia và doanh nghiệp cùng nhau phân tích toàn cảnh thị trường vốn và tài chính tại Việt Nam, đồng thời đưa ra những phương, đề xuất giải pháp xây dựng thị trường vốn cho đầu tư dài hạn. Chương trình do VnExpress phối hợp cùng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân của chính phủ tổ chức. Theo dõi chương trình và đăng ký tham dự tại: https://vief.vnexpress.net/ |
Thùy Linh
Chủ tịch World Bank so sánh tiền ảo với mô hình lừa đảo đa cấp Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tài chính vẫn tỏ ra lạc quan về tiền ảo, thậm chí dự báo thị trường này sẽ vượt mốc ... |
Việt Nam được WB xếp hạng 68 toàn cầu về nơi dễ làm ăn nhất Báo cáo Doing Business thường niên của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy New Zealand, Singapore, Đan Mạch và Hàn Quốc là những nơi ... |