Theo Bộ Giao thông Vận tải, dự kiến cần có số tiền 65.000 tỷ đồng để hoàn thành dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương Lâm Đồng.
Đây cũng là nội dung trong văn bản trả lời của Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) trước chất vấn của cử tri tỉnh Lâm Đồng về việc triển khai thực hiện dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương; giải quyết các khó khăn về điều kiện vốn, bố trí để có thể khởi động đoạn Dầu Giây - Tân Phú trước năm 2020.
Tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có tổng mức đầu tư lớn. Theo Bộ GTVT, nếu đầu tư đủ tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe mặt cắt ngang 25 m với tổng chiều dài 200 km cần đến 65.000 tỷ đồng. Trên cơ sở đề xuất của Bộ GTVT, Thủ tướng đồng ý về chủ trương đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và giao Bộ GTVT nghiên cứu để phân đoạn và phân kỳ đầu tư dự án tại Văn bản 5446 ngày 15/7/2015.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GTVT đã chủ động nghiên cứu và phối hợp với UBND các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai để lựa chọn, trong đó ưu tiên đầu tư trước đoạn từ Dầu Giây đến Tân Phú qua địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Bộ GTVT đã tổ chức lập và phê duyệt đề xuất dự án, công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư và đang triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 1 (đoạn Dầu Giây - Tân Phú) theo hình thức BOT với chiều dài khoảng 59,6 km, tổng mức đầu tư (chưa bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng) khoảng 5.773 tỷ đồng.
Trong quá trình thẩm định hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi có một số vướng mắc liên quan quy định của Luật Giá mới ban hành về mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ và các quy định về lãi vay trong phương án tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP dẫn đến dự án không còn khả thi nếu đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT toàn bộ.
Trong văn bản trả lời cử tri tỉnh Lâm Đồng, Bộ GTVT nhấn mạnh, theo tính toán cần hỗ trợ ngân sách Nhà nước khoảng 1.650 tỷ đồng để dự án đảm bảo khả năng hoàn vốn. Bộ GTVT đang chỉ đạo cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu đề xuất phương án tháo gỡ các vướng mắc và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cân đối nguồn hỗ trợ cho dự án.
Dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương được khởi công từ đầu năm 2019. |
Đối với các dự án thành phần còn lại đoạn từ Tân Phú đến Bảo Lộc và Bảo Lộc đến Liên Khương, do tổng mức đầu tư lớn (khoảng 32.000 tỷ đồng), Bộ GTVT đang tiếp tục xây dựng phương án đầu tư từ nguồn vốn vay ODA hoặc từ ngân sách Nhà nước.
Bộ GTVT sẽ tiếp tục phối hợp UBND tỉnh Lâm Đồng làm việc với các bộ, ngành liên quan để xây dựng kế hoạch đầu tư phù hợp với khả năng cân đối bố trí nguồn vốn làm cơ sở triển khai theo quy định của pháp luật.
“Bộ GTVT đang lập đề án kết nối mạng giao thông các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và đề án kết nối mạng giao thông các tỉnh Đông Nam Bộ, tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương được đề xuất danh mục đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2030.
Riêng đối với đoạn Dầu Giây - Tân Phú sẽ được bố trí vốn ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 - 2025. Trên cơ sở kế hoạch vốn được cấp thẩm quyền phê duyệt, Bộ GTVT sẽ phối hợp cơ quan liên quan khẩn trương triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư theo quy định để sớm khởi động dự án”, văn bản nêu rõ.
Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương được đánh giá là tuyến đường có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa giảm tải cho quốc lộ 20, đồng thời kết nối hoàn chỉnh, đồng bộ với hệ thống mạng lưới đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (hệ thống cao tốc xuyên Việt). Dự kiến, thời gian di chuyển từ TP.HCM lên Bảo Lộc chỉ còn khoảng 2 giờ và từ Đà Lạt xuống Bảo Lộc cũng chỉ mất 1 giờ đồng hồ, giảm một nửa thời gian so với di chuyển trên quốc lộ 20 như hiện nay.
Tuyến cao tốc là động lực phát triển kinh tế cho 2 vùng kinh tế: Đông Nam bộ và Tây nguyên. Khi dự án đi vào khai thác sẽ có vai trò lớn giúp kết nối giao thông vùng, tạo lợi thế phát triển cho ngành du lịch địa phương, thúc đẩy tam giác du lịch, trao đổi kinh tế với các thành phố lớn như Nha Trang - Đà Lạt - TP.HCM, kết nối giao thông thuận tiện với các tỉnh Đông Nam bộ và các tỉnh Tây nguyên.
Lý do Bộ GTVT tạm dừng khởi công cao tốc Bắc - Nam Bộ GTVT vừa phát đi thông báo lý do về việc hoãn tổ chức lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng đường bộ ... |
3 ngày nữa, khởi công cao tốc Bắc- Nam hơn 7.600 tỷ đồng Bộ GTVT sẽ tiến hành khởi công dự án đường bộ Cam Lộ - La Sơn vào ngày 1/9. Đây là dự án thành phần ... |
Cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận: Cần 2 điều kiện để thông tuyến năm 2020 Sớm giải ngân nguồn vốn ngân sách 2.186 tỷ và khoản vay tín dụng là hai điều kiện cần để cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận ... |
Cao tốc Dầu Giây bị cướp hơn 2,2 tỷ: Sao VEC trì hoãn thu phí tự động? Sau vụ cướp 2,2 tỷ đồng tại trạm thu phí cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, một lần nữa lại đặt vấn đề, ... |