Luôn thấy khổ sở khi phải tiêu tới tiền và ky cóp từng đồng một dù đã dư dả cho tương lai thì chứng tỏ bạn rất keo kiệt.

Tiết kiệm là tốt nhưng lúc nào cũng chỉ chăm chăm để dành tiền thì khác. Dưới đây là những dấu hiệu phân biệt xem liệu bạn đang tiết kiệm hay thực sự nghiện tích trữ và quá tằn tiện, theo Indiantimes:

Dè sẻn từng chút một nhưng không vì mục đích cụ thể nào đó

Một người vợ chia sẻ rằng chị luôn cảm thấy căng thẳng vì chồng quá dè sẻn trong chi tiêu. Hai vợ chồng có thu nhập 40 triệu một tháng nhưng chỉ tiêu 4 triệu là nhiều nhất (không phải thuê nhà vì đã có). Khoản tiết kiệm lên tới 90% là mục tiêu người chồng chị tự hào và bắt cả nhà phải thực hiện theo. Khi các con lớn hơn và có thể tự lập, người chồng vẫn tiếp tục tiết kiệm như vậy. Câu hỏi người vợ đặt ra là chồng cố tiêu dè vì lý do gì và chị nhận ra đó là thói quen của anh.

Tiết kiệm không có mục đích rõ ràng, hy sinh hiện tại để lo cho tương lai có hại hơn là lợi.

Bạn ky cóp ngay cả khi đã đủ giàu có để đảm bảo cho các nhu cầu trong tương lai

Sử dụng một số công cụ tính toán trên mạng sẵn có, bạn có thể dễ dàng ước tính số tiền mình cần cho những mục tiêu lớn như nghỉ hưu, cho con cái học hành... Nếu khoản bạn có khá dư dả và một phần trong đó đang được đầu tư thông minh, giá trị còn tăng theo thời gian.

Trong tình huống như vậy mà bạn vẫn ky cóp từng ly từng tí, cắt giảm tối đa các khoản tiêu thì có vẻ bạn tằn tiện quá. Tiền có thể mang lại nhiều giá trị lớn lao nếu được sử dụng đúng mục đích, thay vì dồn cất một chỗ.

Mỗi lần tiêu xài bạn cảm thấy khổ sở

Khoản tiết kiệm của bạn sẽ có ý nghĩa khi tiêu cho nhu cầu tương lai. Theo thời gian và thói quen, bạn sẽ xây dựng được khả năng cân bằng giữa nhu cầu hiện tại với tương lai và phân phối tiền một cách hợp lý. Tiêu xài không nhất thiết là vào những đồ vật chất - có những trải nghiệm tuyệt diệu cũng đáng tiêu tiền nếu bạn thích khám phá thế giới. Nếu bạn không muốn tiêu đồng nào hay chẳng hề thoải mái khi dùng đến số tiền đã tiết kiệm được, có lẽ bạn muốn mình sẽ giàu có hơn nhưng thực tế là bạn đang sống quá nghèo nàn.

Cân lên đặt xuống khi cho tiền ai đó

Có những người dù giàu tới đâu nhưng cũng không muốn bỏ một xu làm từ thiện hay giúp đỡ những người khác, dù đó là họ hàng hai bên hay những người nghèo khó xung quanh. Họ cũng nghi ngờ tất cả những ai định vay tiền mình. Nếu bạn nhận ra mình đã có đủ tiền thì học cách cho đi cũng mang lại niềm vui cho bản thân.

Khó khăn khi đưa ra các quyết định liên quan tới tiền

Nếu đầu bạn lúc nào cũng nghĩ tới tiền, bạn dần dần mất đi khả năng lựa chọn giữa các quyết định quan trọng hay không quan trọng. Bạn sẽ mất quá nhiều thời gian tìm kiếm chương trình giảm giá, đau đầu cho những quyết định phải bỏ tiền ra như mua vé máy bay khi nào hay chọn nhà hàng ở đâu. Nếu bạn đã dư dả nhưng luôn phải đắn đo khi tiêu bất cứ món gì, hãy xem lại thái độ của mình với đồng tiền.

Việc tiết kiệm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn

Trong khi lo lắng tiết kiệm và bảo đảm cho tương lai, nhiều người trong chúng ta cảm thấy áy náy khi sống quá thoải mái ở hiện tại. Việc sống khổ hạnh ở hiện tại chẳng mang lại ý nghĩa gì, trừ phi đó là cách duy nhất để bạn có một tương lai an toàn. Đi bộ đi làm hôm nay để có thể mua cho con ôtô sau này là điều không cần thiết và thậm chí còn làm hư trẻ (trừ phi bạn đi bộ vì sức khỏe của chính mình).

Hầu hết các khoản tiết kiệm của bạn là nhằm cho con cái hay thế hệ sau

Hoàn toàn tốt khi muốn để lại tài sản cho con cái nhưng đó không nên là mục đích duy nhất của việc kiếm tiền, tiết kiệm và đầu tư. Nếu tất cả tài sản đều dành cho tương lai và bạn không dám sử dụng tiền, tận hưởng thành quả lao động của mình, bạn đang làm khổ bản thân và có thể cả người khác. Có khi, điều các con cần không phải là nhà, xe của bố mẹ để lại mà là được tận hưởng những niềm vui nho nhỏ bên bạn lúc này.

8 dau hieu cho thay ban dang qua ky cop

10 trường có chương trình thạc sĩ tài chính tốt nhất thế giới

Mỹ và Pháp cùng có ba đại diện trong top 10 chương trình thạc sĩ tài chính do QS bình chọn, riêng vị trí đầu ...

8 dau hieu cho thay ban dang qua ky cop

Tín dụng đen vây sinh viên: Ôm nợ rồi bỏ học

Nhiều sinh viên biết rõ dịch vụ hỗ trợ tài chính tính lãi suất rất cao nhưng do sa đà ăn chơi, chi tiêu bất ...

https://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/tieu-dung/8-dau-hieu-cho-thay-ban-dang-qua-ky-cop-3702052.html

/ vnexpress.net