Vừa qua, chia sẻ tại hội thảo “Phát triển năng lượng bền vững và bảo vệ môi trường tại Việt Nam”, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Nguyễn Vũ Trường Sơn đã đưa ra những giải pháp nhằm bảo đảm phát triển bền vững ngành Dầu khí.
Phát biểu tại hội thảo, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Nguyễn Vũ Trường Sơn đã nhấn mạnh, trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quyết tâm thực hiện 8 nhóm giải pháp đó là:
Giải pháp về quản trị doanh nghiệp: Tham mưu, hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với hành lang pháp luật nhằm tăng quyền chủ động cho Petrovietnam; về cơ chế đầu tư ra nước ngoài; về công tác tự tổ chức thực hiện các dịch vụ dầu khí đặc thù trong nội bộ.
Tiếp tục thực hiện công tác tái cấu trúc doanh nghiệp bảo đảm vận hành đầy đủ, đúng đắn cơ chế thị trường, phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập, trong đó Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước là nòng cốt của ngành Dầu khí; sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp trong Tập đoàn mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, không cần nắm giữ vốn chi phối; nghiên cứu phát triển các tổng công ty/công ty chuyên ngành, tập trung vào lĩnh vực cốt lõi, đủ mạnh và xóa bỏ sự cạnh tranh nội bộ theo các lĩnh vực hoạt động chính.
Thiết lập và thực hiện hệ thống quản lý, quản trị doanh nghiệp hiện đại theo chuẩn mực quốc tế. Thường xuyên rà soát và tiến hành công tác cải cách hành chính trong quản lý, điều hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; trong đó, tăng cường quản lý, giám sát thông qua người đại diện; xây dựng tiêu chuẩn và cơ chế cử người đại diện dựa trên loại hình doanh nghiệp.
Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Nguyễn Vũ Trường Sơn
Giải pháp về tài chính: Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn, cụ thể: Hằng năm để lại khoảng 32% lãi dầu khí nước chủ nhà từ các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí; 100% lợi nhuận từ hoạt động hằng năm của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và 100% phần thu từ cổ phần hóa và thoái vốn tại các công ty con để tạo nguồn vốn cho Petrovietnam phát triển. Chủ động xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp với tỷ lệ để lại. Xây dựng lộ trình thoái vốn, cổ phần hóa hợp lý để thu hồi vốn, đáp ứng yêu cầu bổ sung vốn chủ sở hữu. Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn của các thành phần kinh tế khác trong nước.
Giàn khoan Vietsovpetro
Đa dạng hóa các hình thức vay vốn: tín dụng thông thường, tín dụng xuất khẩu, vay ưu đãi của Chính phủ, phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế…; xây dựng mối quan hệ tốt, cùng có lợi với các ngân hàng thương mại truyền thống; mở rộng hợp tác với các ngân hàng có uy tín trong khu vực và trên thế giới; bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay cho các dự án trọng điểm dầu khí.
Giải pháp về đầu tư: Hoàn thiện quy chế, quy định về đầu tư phù hợp với thực tế của Tập đoàn, pháp luật của Nhà nước và thông lệ quốc tế, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả đầu tư, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình dầu khí. Song song, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư.
Nghiên cứu, xây dựng cơ chế ưu đãi đầu tư hấp dẫn cho thăm dò và khai thác dầu khí tại những vùng nước sâu, xa bờ, đặc biệt là áp dụng các chính sách ưu đãi thuế hợp lý để thu hút đầu tư nước ngoài.
Giải pháp về thị trường: Tìm kiếm các cơ hội hội nhập để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có các giải pháp thích hợp tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hợp tác, liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài để mở rộng thị trường ra nước ngoài.
Làm tốt công tác thông tin và dự báo làm cơ sở định hướng cho việc xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp.
Hình thành khâu cung cấp - sản xuất - tiêu thụ nhằm tạo mối liên hệ chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra.
Đẩy mạnh biện pháp quảng bá thương hiệu và nhãn hiệu của các doanh nghiệp trong Tập đoàn thông qua tham gia các hội nghị, triển lãm quốc tế; xây dựng thương hiệu Petrovietnam là thương hiệu Quốc gia.
Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực; tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật hiện có; đào tạo bổ sung cho những khâu còn thiếu, còn yếu; ưu tiên đào tạo chuyên gia thuộc các lĩnh vực mũi nhọn.
Bầu trời tháp khoan. Ảnh Đức Hậu
Tăng cường hợp tác với các nhà thầu dầu khí, liên doanh với nước ngoài trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo; hoàn thiện hệ thống cán bộ làm công tác đào tạo từ Tập đoàn đến các đơn vị thành viên.
Xây dựng, đề xuất các cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách khác đặc thù áp dụng cho các hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở trong nước và nước ngoài.
Toàn cảnh hội thảo
Giải pháp về khoa học công nghệ: Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên, môi trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của Tập đoàn. Đổi mới nhận thức, tư duy, đẩy mạnh đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học công nghệ, xây dựng quy chế ưu đãi, tăng đầu tư, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, đặt hàng cho công tác nghiên cứu khoa học.
Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động, nâng cao hiệu quả quản lý theo tinh thần đổi mới của Luật Khoa học và Công nghệ theo hướng bám sát nhu cầu thị trường và yêu cầu của ngành Dầu khí. Xây dựng lộ trình công nghệ thích hợp cho Tập đoàn; xác định công nghệ cần phải chiếm lĩnh trong từng lĩnh vực cụ thể.
Sử dụng hiệu quả Quỹ nghiên cứu khoa học; bổ sung Quỹ nghiên cứu khoa học của Tập đoàn từ cam kết tài chính của các hợp đồng dầu khí; các đơn vị thành viên Tập đoàn phải dành chi phí nhất định cho công tác nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó, khuyến khích nghiên cứu, phát triển, đầu tư, thử nghiệm chuyển đổi và ứng dụng các công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp, tiến tới làm chủ các công nghệ.
Tăng cường đầu tư cho trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, đầu tư mua và đổi mới công nghệ; trước mắt cần thực hiện giải pháp đầu tư có trọng điểm nhằm tăng cường năng lực trang thiết bị phục vụ nghiên cứu.
Giải pháp về an toàn, môi trường và phát triển bền vững: Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường, thực hiện đầy đủ các cam kết tại báo cáo đánh giá tác động môi trường/cam kết bảo vệ môi trường của tất cả các dự án.
Hoàn thiện và vận hành hiệu quả hệ thống quản lý công tác an toàn - sức khỏe - môi trường trong toàn Tập đoàn và thực hiện kiểm tra giám sát theo các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện và vận hành hiệu quả hệ thống dự báo, quản trị rủi ro.
Hoàn thiện hệ thống tổ chức và đầu tư trang thiết bị để nâng cao năng lực ứng cứu các tình huống khẩn cấp trong toàn Tập đoàn.
Phát triển hệ thống quản lý và xử lý chất thải dầu khí với công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện Việt Nam, bảo đảm có đủ năng lực tự xử lý các nguồn thải của ngành; lựa chọn và sử dụng công nghệ cao, hiệu quả, thân thiện môi trường, công nghệ có độ tin cậy và an toàn cao.
Xây dựng định mức cho hoạt động an toàn sức khỏe môi trường để có thể thực hiện hoạt động này đạt hiệu quả cao nhất; xây dựng cơ sở dữ liệu về an toàn vệ sinh môi trường toàn Tập đoàn nhằm phục vụ công tác quản lý và nghiên cứu khoa học; xây dựng và triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng và sản xuất năng lượng sạch.
Giải pháp về an ninh - quốc phòng - ngoại giao: Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả và thường xuyên việc kiểm điểm kết quả thực hiện các Quy chế phối hợp và các Thỏa thuận hợp tác giữa Petrovietnam với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao để chủ động chuẩn bị và thực hiện tốt nhiệm vụ khảo sát điều tra cơ bản, tìm kiếm thăm dò dầu khí, đảm bảo an ninh cho việc triển khai tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trên biển.
Triển khai thực hiện hợp tác hai chiều giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhằm kết hợp hài hòa giữa phát triển của Petrovietnam gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Nguyễn Vũ Trường Sơn khẳng định: Khó khăn, thách thức đối với tất cả các hoạt động của PVN trong giai đoạn tới là rất phức tạp và không thể lường trước được hết. Trong lịch sử,
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã trải qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn, và cũng đã vượt qua. Giai đoạn này, những khó khăn tuy có khác, nhưng với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, với ý chí và nội lực của tập thể cán bộ, công nhân viên và người lao động dầu khí, chắc chắn Tập đoàn sẽ vượt qua, và xứng đáng với niềm tin của Đảng, của nhân dân.
Nguyễn Hoan
Ngành Dầu khí Việt Nam phải tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, bắt kịp xu hướng phát triển của ngành năng lượng thế giới Ngày 29/11, tại Hà Nội, chia sẻ tại hội thảo “Phát triển năng lượng bền vững và bảo vệ môi trường tại Việt Nam”, Tổng ... |
Ngày truyền thống ngành dầu khí (27.11.1961 - 27.11.2018): Vững vàng trước thời cơ mới, thách thức mới Gần 60 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã vượt qua rất nhiều khó khăn, trở thành tập ... |
8 thành tựu nổi bật của ngành Dầu khí Việt Nam Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu từng mong muốn đất nước có một ngành công nghiệp dầu khí hùng mạnh. Mong ước ... |
Phòng Truyền thống Tập đoàn: Phát huy giá trị truyền thống của ngành Dầu khí Việt Nam Ngày 23/11, tại Hà Nội, Tập đoàn phối hợp Phòng truyền thống Dầu khí, Viện Dầu khí Việt Nam tổ chức chương trình tham quan, ... |