Năm 2015, 71.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động , cách nhìn khi ấy rằng là vì thị trường, là bình thường. 2018, dẫu nền kinh tế có những “kỷ lục 10 năm” thì chúng ta cũng có một kỷ lục không hề mong muốn: Ngót 91.000 doanh nghiệp “chết lâm sàng”.

Có thể vẫn có cách giải thích là “bình thường”, là vì sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, vì các DN đã không nhìn nhận, không có sự chuẩn bị, rằng vân vân và vân vân. Lý do khách quan thì bao giờ chẳng dễ nói.

91000 doanh nghiep chet lam sang vi dau

Vụ quán cafe Xin chào hay hệ thống Con Cưng như là những ví dụ điển hình về một môi trường kinh doanh cần được cải thiện, Ảnh LĐO

Nhưng còn có một sự thật khác nữa, rằng DN còn chết vì đủ thứ rào cản, nhiêu khê, vì đủ thứ chi phí không chính thức và vô số “luật ngầm”.

”Các đồng chí thử tính một container thông quan nếu cần “bôi trơn” 1 triệu đồng thì một năm mất hàng chục ngàn tỉ đồng. Chính những chi phí không chính thức này sẽ “giết chết” doanh nghiệp. Tại sao DN Việt Nam mãi không lớn được lý do cũng một phần do điều đó tạo ra cùng các khoản chi phí không chính thức khác”- phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tài chính- ngân sách 2019.

Và hôm qua, tới lượt Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: (Ngành thuế) cần khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng vặt, làm xói mòn niềm tin, làm hư hỏng cán bộ và làm gia tăng chi phí không chính thức, hạn chế sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Xây dựng đạo đức văn hóa công chức, công vụ ngành thuế, nói không với tiêu cực.

497 trong tổng số hơn 2.800 doanh nghiệp được khảo sát đã trả lời là “có” phải chi trả chi phí không chính thức (tỷ lệ 18%), có thể là một con số chấp nhận được nếu nói về sự tiến bộ trong những nỗ lực làm giảm nhũng nhiễu tiêu cực. Nhưng 1/5 lại cũng là tỷ lệ quá lớn xét theo các tiêu chuẩn về môi trường kinh doanh, thậm chí, cũng giống như “tỷ lệ sát thủ” đối với sự sống còn của một doanh nghiệp.

Những phát biểu mạnh mẽ của Thủ tướng, những yêu cầu về một thứ văn hoá công vụ, nói không với tiêu cực nhũng nhiễu, tham nhũng vặt của Phó Thủ tướng đang cho thấy những nỗ lực rất lớn từ phía Chính phủ. Cũng không thừa khi nhắc rằng Nghị quyết 02 ban hành ngay trong ngày đầu tiên của năm 2019 chính là một nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh.

Nhưng những nghị quyết, những nỗ lực ấy phải gắn kèm trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương. Một Vipico bị thu hồi đất ngay cả khi họ không hề sai, khi đủ mọi bộ, ngành đưa ra lời khuyến cáo... Và tỷ lệ 18% “bị làm luật”, bằng một thứ luật gầm bàn ngoài luật.

Xét ra, con số 91.000 doanh nghiệp giống như một lời cảnh báo, một thứ ngưỡng chịu đựng. Và để ngăn đà “tăng trưởng” số DN chết lâm sàng, có lẽ, phải bắt đầu từ cách ứng xử, cách tháo gỡ đối với từng DN đang còn sống, đang kêu cứu ngoài kia. Phải bắt đầu từ sự cương quyết và nghiêm khắc tới trách nhiệm công vụ của từng công chức, từng người đứng đầu.

91000 doanh nghiep chet lam sang vi dau Có tiền ‘lót tay’ việc này mới xong

Với nỗ lực của Chính phủ, vài năm lại đây, thủ tục kiểm tra chuyên ngành có chuyển biến khá tốt. Song, đây vẫn là ...

91000 doanh nghiep chet lam sang vi dau Diễn biến bất ngờ vụ xử nữ phóng viên đòi 700 triệu, gỡ 3 bài báo

Phiên tòa xử vụ nữ phóng viên ra giá 700 triệu đồng để gỡ 3 bài báo xuất hiện nhiều tình tiết bất ngờ.

91000 doanh nghiep chet lam sang vi dau Vì sao Bộ Công Thương thanh tra hàng trăm doanh nghiệp năm 2019?

Lãnh đạo Thanh tra Bộ Công Thương cho biết số lượng các cuộc kiểm tra chuyên ngành năm 2019 tăng lên chủ yếu do sự ...

/ Lao động