Trung Quốc đã bỏ xa Ấn Độ về mức cam kết cho vay để tiến hành các dự án ở Nepal.
Vung tiền gạt Ấn Độ khỏi Nepal
Có chung 1.400 km đường biên giới với Ấn Độ, Nepal phụ thuộc rất lớn vào New Dehli. Tuy nhiên, những năm gần đây, Nepal nghiêng về Trung Quốc nhằm giảm bớt phụ thuộc vào Ấn Độ. Đáp lại, Trung Quốc tăng cường quan hệ với Nepal, chủ yếu thông qua các dự án hạ tầng quy mô lớn.
Năm 2017, Bắc Kinh cam kết cho vay 8,3 tỷ USD để xây dựng các tuyến đường và nhà máy thủy điện ở Nepal, bỏ xa mức cam kết 317 triệu USD của Ấn Độ.
Các nghiên cứu khả thi đang được tiến hành nhằm chuẩn bị xây dựng tuyến đường sắt do Trung Quốc hỗ trợ để kết nối thủ đô Kathmandu của Nepal xuyên qua dãy Himalaya đến Lhasa, thủ phủ vùng Tây Tạng của Trung Quốc, với chi phí ước tính 8 tỷ USD.
Dự án này được xem là nhân tố thay đổi cuộc chơi đối với Nepal, và đã khiến quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc trở nên căng thẳng.
Người Nepal biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc ở Kathmandu, Nepal |
Bên cạnh đó, Nepal và Trung Quốc vừa ký 3 văn bản thỏa thuận về gói viện trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD và thỏa thuận khai thác nguồn dầu khí tự nhiên nhân chuyến thăm của Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương đến Nepal trong 4 ngày, bắt đầu từ hôm 14/8.
Trung Quốc cũng đồng ý giúp Nepal làm lại các cây cầu biên giới và cơ sở hạ tầng ở cảng Tatopani, dự án liên doanh giữa hai nước, bị hỏng sau trận động đất năm 2015. Trong chuyến thăm, ông Uông nói rằng, Trung Quốc và Nepal là những “người bạn và đối tác đáng tin cậy”. Phó Thủ tướng Trung Quốc cũng nhấn mạnh sự hợp tác của Nepal trong sáng kiến “Vành đai - Con đường”.
Với chính sách ngoại giao bằng tiền, rõ ràng Trung Quốc khiến Ấn Độ phải hụt hơi vì không thể cạnh tranh được với Trung Quốc bằng cách này.
Khó xử
Tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ khiến Nepal rơi vào hoàn cảnh khó xử và luôn tìm cách duy trì quan điểm trung lập.
Theo bài viết gần đây của báo Ấn Độ The Times of India, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Nepal Krishna Bahadur Mahara nói rằng, nước này “sẽ không đứng về bên nào”, Nepal "sẽ không bị lôi kéo" vào tranh chấp biên giới, cũng không bị "ảnh hưởng" bởi Trung Quốc hay Ấn Độ.
Một số chuyên gia cảnh báo Nepal đang trở thành chiến trường thực tế của cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Ấn Độ và Trung Quốc mà Nepal phải xử lý cẩn thận.
“Không quốc gia nào muốn trở thành nước vệ tinh. Nhưng khi trở thành nơi cả Trung Quốc và Ấn Độ đang cạnh tranh với nhau thì Nepal có thể trở thành chiến trường, nhưng mặt khác Nepal đang khiến hai nước chống lại nhau”, ông Michael Auslin, nhà nghiên cứu về châu Á tại Viện Hoover (Mỹ), nhận định.
Jiang Jingkui, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nam Á tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, cho biết: "Xung đột Trung Quốc-Ấn Độ đã khiến tình hình trở nên khó khăn hơn đối với các nước Nam Á như Nepal và Bhutan vì họ lo ngại xung đột có thể tràn vào quốc gia của họ.
Cũng theo chuyên gia, Nepal đang ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế và cần phải cẩn trọng hơn trong việc “chọn phe” giữa hai nước láng giềng hùng mạnh.
Đụng độ ở biên giới Ấn – Trung Căng thẳng Ấn Độ - Trung Quốc tiếp tục tăng nhiệt sau khi binh lính hai bên ẩu đả và cuộc họp biên giới thường ... |
Cư dân mạng ngạc nhiên khi Trung Quốc nhận \'bốn phát minh vĩ đại\' Danh sách bốn phát minh này dựa trên một khảo sát của Viện Nghiên cứu Con đường tơ lụa (SRRI) ở Đại học Ngoại ngữ ... |