Một tòa án ở bang Rajasthan - Ấn Độ cho phép một phụ nữ ly dị chồng vì không có phòng riêng và nhà vệ sinh trong nhà.

Trong phán quyết đưa ra hôm 18-8, thẩm phán Rajendra Kumar Sharma cho hay nhà vệ sinh trong gia đình là cần thiết và việc đi vệ sinh ở nơi công cộng là điều xấu hổ của xã hội và sự tra tấn đối với phụ nữ.

Cô gái khoảng 20 tuổi than phiền chồng cô đối xử tàn nhẫn với mình, không có phòng riêng cho hai vợ chồng và nhà vệ sinh trong nhà. Cô vợ trẻ cũng nhiều lần năn nỉ chồng và gia đình chồng xây nhà vệ sinh nhưng bất thành.

an do ly di vi chong khong xay nha ve sinh
Nhiều gia đình ở Ấn Độ không có nhà vệ sinh. Ảnh: Outlook India

Luật sư của người vợ cho hay người phụ nữ này kết hôn vào năm 2011 và nộp đơn ly hôn vào năm 2015. Cặp đôi này không có con và người chồng là một công nhân.

Thẩm phán cho rằng Một tòa án ở bang Rajasthan - Ấn Độ cho phép một phụ nữ ly dị chồng vì không có phòng riêng và nhà vệ sinh trong nhà - một vấn đề sức khỏe lớn ở Ấn Độ - là sự nhục nhã và thật tàn nhẫn khi từ chối để phụ nữ có một nơi an toàn, riêng tư để đi vệ sinh. Theo tòa án, phụ nữ trong các ngôi làng thường chờ đến khi trời tối mới ra ngoài đi vệ sinh và họ phải chịu đựng nỗi đau về thể xác.

Tại Ấn Độ, tòa án sẽ cho phép các cặp đôi ly hôn trong trường hợp họ chứng minh được sự tàn nhẫn, bạo lực và nhu cầu tài chính quá mức. Đây không phải là lần đầu tiên các cặp vợ chồng chia tay vì nhà vệ sinh ở Ấn Độ.

Hồi năm ngoái, một phụ nữ ở bang Uttar Pradesh từ chối kết hônsau khi vị hôn phu của cô không chịu xây nhà vệ sinh cho cả hai. Hồi tháng 6, một phụ nữ khác từ chối về nhà chồng cho đến khi xây xong nhà vệ sinh.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), gần 600 triệu người ở Ấn Độ, chiếm gần 1/2 dân số, phải đi vệ sinh ở nơi công cộng. Khoảng 70% hộ gia đình Ấn Độ không có nhà vệ sinh mặc dù có đến 90% hộ có điện thoại di động.

/ Xuân Mai / nld.com.vn