Theo Jpost, Ấn Độ đã nối lại đàm phán với Israel mua khoảng 3.000 quả tên lửa Spike cùng hệ thống phóng để dồn đến điểm nóng trên tuyến biên giới.
Nguồn tin này cho biết, Chính phủ Ấn Độ bắt đầu các cuộc đàm phán với Israel để mua hệ thống tên lửa chống tăng Spike. Cuộc đàm phán diễn ra hôm 5/2 giữa đại diện Bộ Quốc phòng Israel, Udi Adam và đối tác Ấn Độ, ông Sanjay Mitra.
Dù nội dung cuộc đàm phán không được công bố nhưng trang Jpost dẫn nguồn tin quân sự Ấn Độ cho biết, nếu đàm phán thành công, nước này sẽ mua ít nhất 3.000 quả Spike cùng hệ thống phóng từ Israel. Ngay sau khi được tiếp nhận, phần lớn cơ số vũ khí này sẽ được triển khai đến các đơn vị trên tuyến biên giới giữa Ấn Độ với Trung Quốc và Pakistan.
Tên lửa Spike.
Phát biểu về quyết định của chính phủ, vị đại diện của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Arun Jaitley cho rằng: "An ninh quốc gia là mối quan tâm tối thượng của chính phủ. Tất cả các rào cản và vướng mắc trong quá trình mua bán vũ khí cần được giải quyết nhanh chóng với mục đích phục vụ tốt nhất cho an ninh quốc gia".
Theo nhà sản xuất Israel giới thiệu, Spike là hệ thống tên lửa đa năng có tầm bắn xa tới 25km, phạm vi của Spike vượt xa các tên lửa chống tăng do Mỹ, Nga hay châu Âu sản xuất. Đây được xem là tên lửa chống tăng bắn xa nhất thế giới hiện nay. Spike là loại tên lửa dẫn đường quang điện với liên kết dữ liệu không dây thời gian thực.
Nó có thể tiến công các mục tiêu ở vị trí bị che khuất hoàn toàn nhờ hệ thống ống phóng thẳng đứng. Các tên lửa Spike có 2 chế độ tiến công gồm tiến công trực tiếp (đối với mục tiêu trong tầm nhìn thấy) hoặc tiến công mục tiêu nhờ xác định vị trí tọa độ sau khi đã được phóng lên (đối với mục tiêu bị che khuất hoặc ở xa).
Spike còn được trang bị hệ thống dẫn đường quang - hồng ngoại với hệ thống cảm biến kép nên nó dễ dàng phát hiện mục tiêu. Hệ thống dẫn đường này cũng giúp Spike tiến công chính xác các mục tiêu cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết.
Ngoài công năng chính là diệt tăng và các phương tiện bọc thép, Spike còn được biết đến là tên lửa chống hạm cực mạnh mẽ. Tên lửa này rất hiệu quả trong nhiệm vụ tiêu diệt những tàu đổ bộ, tàu chiến cỡ nhỏ.
Vì vậy, ngoài những đơn vị trên tuyến biên giới được trang bị Spike, Ấn Độ cũng sẽ trang bị vũ khí này cho lực lượng Hải quân đánh bộ của mình.
Lấy nước xa cứu lửa gần Ấn Độ đang nỗ lực gút lại Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), một "siêu FTA" giữa 10 nước ASEAN ... |
Tên lửa bắn hạ Su-25 ở Syria bị đánh cắp từ Ukraine? Thượng nghị sĩ Nga Igor Morozov hôm 4-2 cho biết hệ thống tên lửa phòng thủ vác vai (MANPADS) bắn hạ chiếc Su-25 của nước ... |