Hàng ngàn cư dân bờ biển Đông Bắc Nhật Bản đã xây dựng lại cuộc sống cùng với những bức tường chắn sóng khổng lồ. Nhưng nhiều người tỏ ra không thoải mái.

Khi thảm họa kép động đất - sóng thần xảy ra ngày 11-3-2011, ngư dân Atsushi Fujita vẫn làm việc ngoài biển như mọi ngày. Sau đó, một cơn sóng thần ập vào TP Rikuzentakata, tỉnh Iwate của ông, giết chết gần 2.000 người.

Bảy năm trôi qua, ông Fujita và hàng ngàn cư dân ở bờ biển Đông Bắc Nhật Bản dần trở lại với cuộc sống thường nhật. Thay đổi lớn và rõ nhất là những bức tường chắn sóng khổng lồ được dựng lên dọc bờ biển mà các chuyên gia nói rằng sẽ bảo vệ họ trước một cơn sóng thần khác.

an tam va tho dai sau tuong chan song than

Một chiếc xe buýt đi dưới bức tường chắn sóng tại ngôi làng Yamada, tỉnh Iwate - Nhật Bản Ảnh: REUTERS

Bức tường bê-tông cao 12,5 m đã thay thế con đê chắn sóng cao 4 m bị sóng thần "nuốt chửng" trong thảm họa khiến gần 18.000 người thiệt mạng và gây ra sự cố hạt nhân tại Nhà máy Fukushima. Kể từ đó, một số thị trấn đã cấm hoạt động xây dựng tại các khu vực ven biển và di dời cư dân lên vùng đất cao hơn. Những nơi khác, chẳng hạn Rikuzentakata, đã đổ thêm vài mét đất trước khi xây dựng các tòa nhà mới.

Tuy nhiên, mối quan tâm chung là việc xây dựng những bức tường khổng lồ để thay thế đê chắn sóng. Đã có 395 km tường được xây dựng với chi phí 1.350 tỉ yen (12,74 tỉ USD). "Những bức tường sẽ ngăn sóng thần tràn vào đất liền. Ngay cả khi bị sóng thần tràn qua, những bức tường vẫn trì hoãn tình trạng lũ lụt, cho phép người dân có thêm thời gian sơ tán" - chuyên gia Hiroyasu Kawai tại Viện Nghiên cứu cảng biển và sân bay ở TP Yokosuka nhận xét về ích lợi chúng mang lại.

Ban đầu, cư dân địa phương hoan nghênh ý tưởng nói trên nhưng theo thời gian đã đổi suy nghĩ. Một số người phàn nàn họ không được tư vấn đầy đủ trong giai đoạn lập kế hoạch xây tường hoặc chi phí khổng lồ dành cho những bức tường đồng nghĩa những hoạt động tái thiết khác, như xây lại nhà ở, không được quan tâm đúng mức. Số khác lo lắng bức tường sẽ làm ảnh hưởng tới du lịch.

Theo ngư dân Fujita, sóng thần giúp cải thiện hoạt động nuôi cá ở khu vực này bằng cách khuấy động mặt biển và loại bỏ bùn tích tụ. Trong khi đó, những bức tường chắn sóng có thể ngăn cản dòng chảy tự nhiên và ảnh hưởng đến hoạt động này trong tương lai. Ông Sotaro Usui, giám đốc một công ty cung cấp cá ngừ, cho biết: "Người dân nơi đây đã sống với biển qua nhiều thế hệ. Bức tường ngăn cách chúng tôi và điều đó khiến chúng tôi không thể chịu đựng nổi".

an tam va tho dai sau tuong chan song than Động đất 3,4 độ, người dân cảm nhận rung lắc

Một trận động đất có độ lơn 3,4 Richter vừa xảy ra sáng nay tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam - nơi có ...

an tam va tho dai sau tuong chan song than Xe hơi "chống" sóng thần

Ý tưởng ô tô nổi trên mặt nước của kỹ sư Hideo Tsurumaki bắt nguồn từ thảm họa kép động đất, sóng thần tấn công ...

an tam va tho dai sau tuong chan song than Động đất cường độ 7,8 rung chuyển Caribe, cảnh báo sóng thần

Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ cho hay một trận động đất mạnh cường độ 7,8 vừa xảy ra tại Caribe, có cảnh báo ...

/ http://nld.com.vn