Chuyến thăm này đưa Trung Quốc trở lại trung tâm của cuộc chơi ngoại giao liên quan đến Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp nồng hậu trong chuyến thăm bí mật tới Bắc Kinh, giữa lúc hai bên cải thiện mối quan hệ có phần căng thẳng trước các cuộc gặp thượng đỉnh với Seoul và Washington.
Cam kết phi hạt nhân hóa
Trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên kể từ khi nắm quyền tháng 12-2011, ông Kim và phu nhân Ri Sol-ju được chào đón bằng đội danh dự và tiệc chiêu đãi do chủ trì. Chuyến thăm không chính thức này kéo dài từ ngày 25 đến 28-3 và chỉ được truyền thông 2 nước xác nhận sau khi ông Kim Jong-un về Bình Nhưỡng.
Theo những nội dung được công bố, nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên đã khẳng định với Chủ tịch Trung Quốc rằng: "Lập trường nhất quán của chúng tôi là cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo (Triều Tiên), phù hợp với nguyện vọng của hai cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il".
Xác nhận sẵn sàng đàm phán với Mỹ và có các cuộc hội đàm song phương cấp cao, ông Kim nhấn mạnh thêm với ông Tập: "Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên có thể thực hiện được nếu Mỹ và Hàn Quốc phản ứng thiện chí, tạo ra môi trường hòa bình và ổn định, có những biện pháp thực chất để hiện thực hóa hòa bình".
Nhận định về chuyến thăm bất ngờ theo lời mời của ông Tập Cận Bình này, các chuyên gia phân tích cho rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc hẳn là muốn bảo đảm người đứng đầu quốc gia đồng minh phức tạp của mình không tùy tiện thỏa thuận với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp thượng đỉnh dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới, từ đó đe dọa gây tổn hại lợi ích của Bắc Kinh. Tưởng như đang lép vế sau các bước đi táo bạo của Bình Nhưỡng về phía Seoul và Washington, Bắc Kinh đã trở lại trung tâm của cuộc chơi ngoại giao này sau chuyến thăm của ông Kim Jong-un.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chào đón nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bắc Kinh trong chuyến thăm kéo dài từ ngày 25 đến 28-3 Ảnh: KCNA |
Bất an
Về phía Triều Tiên, đài CNN cho rằng thể hiện rằng Bình Nhưỡng cần sự ủng hộ từ đồng minh thân cận nhất trước thềm các cuộc gặp thượng đỉnh dự kiến sắp tới (ngoài Mỹ - Triều Tiên còn có cuộc gặp liên Triều). Theo phân tích của chuyên gia cấp cao về châu Á Bernt Berger tại Hội đồng Đức về Quan hệ Đối ngoại, các lựa chọn quân sự đã trở lại trên bàn (sau khi ông Trump đưa nhân vật "diều hâu" John Bolton vào ghế cố vấn an ninh quốc gia, thế chân tướng H.R. McMaster), thế nên Bình Nhưỡng cần Trung Quốc hậu thuẫn mạnh mẽ hơn trong tiến trình đàm phán.
Cùng quan điểm, chuyên gia về Triều Tiên Tong Zhao tại Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie Tsinghua ở Bắc Kinh cho rằng Bình Nhưỡng muốn có một số bảo đảm trước cuộc gặp sắp tới với ông chủ Nhà Trắng. "Họ (Triều Tiên) biết rằng cuộc gặp đó rất quan trọng nhưng cũng cực kỳ rủi ro, rất nhiều điều khó lường. Nếu cuộc gặp thất bại, Mỹ có thể sẽ tuyên bố ngoại giao bất thành và chuyển sang cách tiếp cận cứng rắn hơn hoặc thậm chí " - ông Tong nhận định. Chuyên gia này nói thêm rằng một mối quan hệ ổn định và tích cực giữa Triều Tiên và Trung Quốc có thể ngăn nguy cơ Bình Nhưỡng bị Washington tấn công quân sự. Tóm lại, cuộc gặp mang tính bước ngoặt giữa hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Triều Tiên bảo đảm rằng lợi ích của Trung Quốc được bảo vệ trong cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới giữa ông Kim và ông Trump, đồng thời cũng phần nào bảo vệ Triều Tiên nếu hội đàm thất bại.
Ngoài ra, theo Bloomberg, qua chuyến đi nói trên, ông Kim Jong-un muốn gửi thông điệp mạnh mẽ tới Tổng thống Donald Trump rằng Trung Quốc đã trở lại sát bên Triều Tiên. Trong cuộc hội đàm tại Đại lễ đường Nhân dân tại Bắc Kinh, ông Tập đã nói với người đồng cấp Triều Tiên rằng Trung Quốc đã có "lựa chọn chiến lược" về quan hệ hữu nghị với Triều Tiên và mối quan hệ này sẽ không bao giờ thay đổi dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Trong khi Nhà Trắng tuyên bố cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tập Cận Bình cho thấy chiến dịch gây sức ép của Mỹ đã có tác dụng, giới phân tích lại cho rằng sự xích gần hơn giữa hai nước đồng minh lâu đời sẽ giúp Triều Tiên chống chọi tốt hơn đối với các lệnh trừng phạt quốc tế và bất cứ hành động quân sự nào của Mỹ, nếu có, đều phải trả giá lớn hơn.
Nhờ Bắc Kinh làm "quân sư"? Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể là một trong những động lực đằng sau chuyến thăm Trung Quốc đầy bất ngờ của ông Kim Jong-un. Chuyến đi diễn ra vài tuần sau khi ông chủ Nhà Trắng đồng ý tiến hành hội đàm cấp cao với Bình Nhưỡng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể giúp nhà lãnh đạo Triều Tiên chuẩn bị cho sự kiện dự kiến diễn ra vào tháng 5 này. Ông Lowell Dittmer, nhà khoa học chính trị tại Trường ĐH California Berkeley, nói với trang Business Insider rằng dưới góc nhìn của Triều Tiên, Trung Quốc có thể cung cấp cho ông Kim thông tin sâu rộng về chính quyền Mỹ. "Ông Kim Jong-un muốn 2 thứ: đề nghị Trung Quốc nới lỏng thực thi trừng phạt và cho lời khuyên về cách thức đối đầu với ông Trump, nhất là khi ông chủ Nhà Trắng trở nên cứng rắn" - ông Dittmer giải thích. Trong khi đó, Trung Quốc biết rõ cách gây ấn tượng mạnh với ông Trump. Trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 11-2017, nhà lãnh đạo Mỹ không tiếc lời khen ngợi Trung Quốc và ông Tập Cận Bình khi được nước chủ nhà trải thảm đỏ đón tiếp. Ông Trump được cho là thích những lời tâng bốc và Triều Tiên có thể khai thác điều này trong các cuộc đàm phán với Mỹ. Trung Quốc hiện được xem là nơi có khả năng diễn ra cuộc hội đàm lịch sử sắp tới giữa hai ông Trump và Kim, những người công khai chỉ trích nhau trong quá khứ. Chẳng hạn, ông Trump từng gọi nhà lãnh đạo Kim Jong-un là "người tên lửa" cũng như đe dọa tấn công phủ đầu Bình Nhưỡng. Dù vậy, trong quá trình chuẩn bị cho cuộc gặp trên, ông Trump đã giảm bớt chỉ trích Triều Tiên hoặc giới lãnh đạo nước này. Ngoài ra, ông Kim còn có thể lo ngại phong cách đàm phán bị chỉ trích là "thiếu chuyên nghiệp" của tổng thống Mỹ. Ông Trump cũng có những lần chạm mặt kỳ lạ và căng thẳng với một số nhà lãnh đạo trước đó. Một số nhà phân tích nói thêm Triều Tiên quyết định tìm đến đồng minh truyền thống Trung Quốc trước thềm hội nghị thượng đỉnh với Mỹ vì không tin ông Trump sẽ bảo đảm an ninh cho họ. |
Bí mật về chuyến thăm của Kim Jong Un? Đây vốn là truyền thống Theo các nhà quan sát quân sự, chuyến thăm Bắc Kinh của nhà lãnh đạo Triều Tiên vào tuần này được giữ bí mật, đúng ... |
Tập Cận Bình thông báo với Trump về cuộc gặp Kim Jong-un Tổng thống Mỹ nhận được tin rằng cuộc gặp Kim - Tập diễn ra tốt đẹp nhưng ông khẳng định sẽ duy trì lệnh trừng ... |
Thu Hằng