Tình trạng lấn làn xe buýt nhanh BRT tuyến Kim Mã - Yên Nghĩa (Hà Nội) ngày càng trở nên phổ biến và thậm chí các ô tô biển xanh cũng vi phạm.
Tuyến buýt nhanh BRT 01 Kim Mã - Yên Nghĩa là tuyến buýt nhanh chạy đường riêng đầu tiên tại Hà Nội được đưa vào khai thác từ ngày 1/1/2017. Tuyến có chiều dài khoảng 14 km. Hà Nội kỳ vọng tuyến buýt nhanh BRT trở thành phương tiện công cộng thuận tiện, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân Thủ đô.
Theo Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội, lượng hành khách của tuyến buýt nhanh BRT 01 tiếp tục tăng trưởng. Cụ thể, sản lượng hành khách năm 2017 là 5 triệu lượt hành khách, năm 2018 là 5,3 triệu lượt hành khách, tăng hơn 6%.
Ô tô, xe máy phải đi trên làn đường hẹp nên khi ùn tắc giao thông, các phương tiện lấn vào làn BRT khiến buýt nhanh BRT trở thành… chậm.
Vào các giờ cao điểm từ 7h - 9h và từ 17h - 18h30, ngay trên trục đường Tố Hữu (quận Hà Đông), có thể dễ dàng bắt gặp cảnh các phương tiện tràn vào làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh.
Cũng không quá khó để nhận thấy cảnh tượng lấn làn BRT diễn ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Thậm chí cả váo ban đêm, hiện tượng xe máy, ô tô đi vào làn BRT cũng rất phổ biến.
Theo tài xế lái xe BRT mang biển kiểm soát 29B-150.92: “Hiện tượng các phương tiện giao thông khác lấn làn xe buýt nhanh BRT là chuyện thường ngày. Nhất là vào giờ cao điểm, vào các ngày mưa, tình trạng lấn làn xe BRT diễn ra nhiều hơn”.
Dù không được phép đi vào làn xe buýt nhanh BRT, song chúng ta dễ dàng bắt gặp xe buýt thường lấn vào làn đường ưu tiên này.
Không khó để bắt gặp cảnh xe máy còn đi ngược chiều trên làn đường BRT.
Hành vi dừng, đỗ trên đường xe buýt nhanh BRT cũng không phải ngoại lệ.
Còn tài xế lái xe BRT mang biển kiểm soát 29B-152.42 cho biết: “Bình thường xe buýt BRT chạy từ đầu tuyến đến cuối tuyến mất 30-35 phút, nhưng vào giờ cao điểm, hôm tắc đường thì phải mất đến 50-60 phút, thậm chí là hơn”.
Xe taxi sẵn sàng đi vào làn xe buýt nhanh BRT vào giờ cao điểm.
Không chỉ xe ô tô, xe máy, các phương tiện khác cũng sẵn sàng đi vào làn xe buýt nhanh BRT.
Theo Nghị định số 46/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, quy định xử phạt hành vi đi không đúng làn đường quy định đối với người đi xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng (Điểm c Khoản 4 Điều 5).
Với lỗi này, người đi xe máy (xe máy điện) chịu mức phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (Điểm g Khoản 4 Điều 6, Nghị định số 46/2016 của Chính phủ).
Một xe biển xanh “lạc” vào làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT.
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008: Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông (Điểm a, b, c, Khoản 1 và 2, Điều 22).
Hệ thống camera đã được lắp đặt trên tuyến đường buýt nhanh BRT. Đây là căn cứ để CSGT phạt nguội các phương tiện đi vào làn đường ưu tiên buýt nhanh BRT.
Đến nay, công tác xử lý vi phạm lấn làn xe buýt nhanh BRT vẫn chưa được triệt để, không xử lý hết do đường hẹp, vào giờ cao điểm lượng phương tiện giao thông đi vào làn xe BRT là rất phổ biến.
Muốn người dân mặn mà, đừng để buýt nhanh BRT chậm như... buýt thường Khi để các phương tiện chạy trên làn BRT làm ảnh hưởng tốc độ của buýt nhanh, làm buýt nhanh trở thành buýt thường, người ... |
Sau 2 năm vận hành xe buýt nhanh BRT Hà Nội: Giá quá đắt cho một thử nghiệm thất bại Xe buýt nhanh BRT là một trong ba hợp phần của Dự án Đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội được phê ... |