Sau khi Bộ GD&ĐT có Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và THPT ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014, liên quan tới việc cho phép kiểm tra năng lực học sinh vào lớp 6 ở những trường có số học sinh đăng ký vào học nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, rất nhiều người tỏ ra băn khoăn: Liệu việc “cởi trói” trong tuyển sinh đầu cấp có làm tăng áp lực luyện thi hay không? Việc kiểm tra đầu vào lớp 6 liệu có ngăn được tình trạng học thêm, dạy thêm

ban khoan kiem tra nang luc

Hiện chúng ta đã và đang phổ cập THCS, nên học sinh đều được học lên cấp THCS.

Phương án cho phép các trường xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh để tuyển sinh vào lớp 6 mà Bộ GD&ĐT đề xuất đang nhận được nhiều ủng hộ từ các trường đặc thù và không ít phụ huynh.

Bởi vài năm trở lại đây, từ sau khi có quy định cấm tổ chức thi tuyển đầu vào các lớp đầu cấp, các trường có thương hiệu ở Hà Nội đều phải xét tuyển vào lớp 6 dựa trên học bạ 5 năm tiểu học và giải thưởng các cuộc thi. Quá trình xét tuyển tại các trường này gặp khó khăn vì số lượng học sinh đăng ký cao hơn chỉ tiêu, các tiêu chí xét tuyển khó lựa chọn được học sinh vì có rất nhiều học sinh có học lực tốt, hạnh kiểm tốt…

Đại diện của nhiều trường THCS tại Hà Nội cho rằng, nếu như trước đây, khi tuyển sinh bằng xét tuyển, các trường không cách nào khác buộc phải căn cứ vào học bạ và các điểm được cộng thông qua bằng khen, giấy khen các cuộc thi làm tiêu chí phụ. Nhưng mới đây, khi Bộ ra văn bản tinh giảm các cuộc thi, các trường không còn biết căn cứ vào đâu để xét tuyển. Do đó, việc Bộ cho phép các trường được tổ chức khảo sát, đánh giá năng lực học sinh là phù hợp.

Dẫu thế, mối lo lắng về tình trạng chạy đua luyện thi vào trường điểm lại đang thường trực. Dù Dự thảo mới chỉ vừa được công bố để xin ý kiến đến hết ngày 18-2-2018, nhưng ngay từ bây giờ, các trung tâm luyện thi đã bắt đầu quảng bá và mời gọi phụ huynh, với những giới thiệu, cam kết hấp dẫn về chất lượng đào tạo.

Theo phân tích của TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, hiện chúng ta đã và đang phổ cập THCS, nên học sinh đều được học lên cấp THCS. Do đó, nếu để một số trường áp dụng hình thức thi tuyển mà có các môn văn hóa, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng phụ huynh luyện thi cho con từ lớp 3, lớp 4. Khi đã có hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh, chắc chắn sẽ có các dịch vụ ôn luyện ra đời. Vấn đề đặt ra lúc này là Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT phải kiểm soát được các hoạt động tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực tuyển chọn vào lớp 6 của các trường.

Lý giải về những dự kiến thay đổi mới này, TS Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT - cho rằng, Thông tư số 11/2014/TT-BGD-ĐT về quy chế tuyển sinh đầu cấp THCS và THPT ban hành năm 2014 qua 3 năm triển khai đã tạo điều kiện cho các Sở GD&ĐT và các cơ sở giáo dục tự chủ trong tuyển sinh khá nhiều. Tuy nhiên bất cập xét tuyển nảy sinh khi vào một số trường có việc cộng thêm điểm ưu tiên từ những cuộc thi phụ.

Nhằm tháo gỡ bớt những khó khăn trong tuyển sinh đầu cấp, Bộ GD&ĐT đưa giải pháp bỏ bớt một số cuộc thi; yêu cầu từ năm học 2017-2018 các sở giáo dục không được lấy kết quả các cuộc thi do sở tổ chức hoặc kết quả các cuộc thi quốc tế do sở cử tham gia vào việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Với Dự thảo đánh giá năng lực đầu vào lớp 6, ông Chuẩn cho hay: Theo quy định, cấp THCS là phổ cập nên không thi tuyển vào THCS. Tuy nhiên, ở những nơi có số học sinh đăng ký vượt chỉ tiêu xét tuyển, thì thi tuyển không phải là việc chính.

Có một câu hỏi đặt ra, ngay cả việc thi tuyển vào lớp 6 mà được phép tổ chức thật, cùng những tiêu chí gắt gao thì sẽ có bao nhiêu học sinh học xong tiểu học trúng tuyển? Bởi lâu nay đa số học sinh tiểu học thành phố, với chương trình học bán trú – tức là học sinh đã dành trọn thời gian trong một ngày cho việc học. Ngoài ra các em vẫn phải đi học thêm buổi tối, học thêm cuối tuần ở nhà thày cô…

Nay nếu phải tổ chức thêm các hình thức khác để đánh giá chất lượng đầu vào lớp 6, có nghĩa là kết quả học Tiểu học chưa được công nhận hoặc vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Như thế rõ ràng bệnh thành tích vẫn tồn tại trong môi trường giáo dục.

Những ý kiến khác thì cho rằng việc kiểm tra năng lực đầu vào như Dự thảo đề xuất là một điều vô lý. Bởi đã được gọi là chương trình phổ cập giáo dục thì không thể áp dụng việc thi tuyển vào lớp 6, dù là bất kỳ hình thức gì, lý do gì. Trừ phi học sinh không đạt yêu cầu, ngành giáo dục cần sớm có giải pháp khắc phục, như bố trí việc dạy và học thêm với học sinh kết thúc chương trình Tiểu học, giúp củng cố kiến thức cho các cháu nằm trong diện này trước khi chuyển lên cấp học THCS.

ban khoan kiem tra nang luc Tuyển sinh lớp 6: Thi đánh giá năng lực khác kiểm tra kiến thức

Đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng đánh giá năng lực là kiểm tra khả năng sử dụng kiến thức của học sinh có được trong ...

ban khoan kiem tra nang luc Tuyển sinh lớp 6 bằng kiểm tra năng lực: Luyện thi sẽ \'bùng nổ\'?

Một số ý kiến cho rằng nếu áp dụng hình thức thi tuyển vào lớp 6 mà có các môn văn hóa, chắc chắn sẽ ...

/ Vi Cầm/Đại Đoàn Kết