Việt Nam ở vị trí thứ 24 với chỉ số sức mạnh 0,4189 trong bảng xếp hạng của Global Firepower, chỉ đứng sau Indonesia trong khu vực Đông Nam Á.

Mới đây chuyên trang quân sự Global Firepower vừa cho cập nhật bảng xếp hạng chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu 2021 đối với 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó top 50 quân đội mạnh nhất có nhiều sự thay đổi so với năm ngoái.

Cũng theo Global Firepower, đại dịch COVID-19 và khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu cũng ảnh hưởng lớn đến chi tiêu quốc phòng của nhiều quốc gia, ngay cả các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc và Nga.

Bảng xếp hạng của Global Firepower sử dụng hơn 50 yếu tố riêng lẻ để xác định điểm số Power Index (Pwr Index) của một quốc gia theo các tiêu chí từ sức mạnh quân sự và tài chính đến khả năng hậu cần và địa lý. Điểm Pwr Index hoàn hảo là 0,0000, trên thực tế không có quốc gia nào đáp ứng đạt được thang điểm tuyệt đối của Global Firepower.

1. Mỹ: Chỉ số sức mạnh 0,0718 (giảm hơn so với năm 2020 - 0,0606). Quy mô lực lượng vũ trang của nước Mỹ khoảng 2.245.500 quân, trong đó có 860.500 quân dự bị. Về kho vũ khí, Mỹ có trong biên chế 1.956 chiến đấu cơ các loại, xe tăng chiến đấu chủ lực 6.100 chiếc, số tàu chiến vào khoảng 490 chiếc.

Bảng xếp hạng sức mạnh quân sự Global Firepower 2021: Việt Nam xếp thứ 24 - 1
Mỹ vẫn là quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới trong bảng xếp hạng của Global Firepower. (Ảnh: Pinterest)

2. Nga: Chỉ số sức mạnh 0,0791 (2020 - 0,0681). Các lực lượng vũ trang Nga có biên chế thường trực khoảng hơn 1.000.000 quân nhưng lực lượng dự bị lại gần 2.000.000 người. Tổng số máy bay chiến đấu của Nga 789 chiếc, xe tăng chiến đấu chủ lực gần 13.000 chiếc, hải quân có hơn 600 tàu chiến các loại.

3. Trung Quốc: Chỉ số sức mạnh 0,0854 (giảm sâu so với năm 2020 - 0,0691). Lực lượng vũ trang thường trực 2.185.000 quân, dự bị động viên 510.000. Tổng số chiến đấu cơ 1.200, xe tăng chiến đấu 3.200, số tàu chiến 777.

4. Ấn Độ: Chỉ số sức mạnh 0,1207 (2020 - 0,0953). Lực lượng thường trực 1.44.000, dự bị động viên 1.155.000. Tổng số chiến đấu cơ 542, xe tăng chiến đấu 4.730, số tàu chiến 285.

5. Nhật Bản: Chỉ số sức mạnh 0,1599 - (2020 - 0,1441). Lực lượng thường trực 250.000, dự bị động viên 55.000. Tổng số máy bay chiến đấu 256, xe tăng 1.004. Số tàu chiến 155.

6. Hàn Quốc: Chỉ số sức mạnh 0,1612 – (2020 - 0,1488). Lực lượng thường trực 600.000, dự bị động viên 3.000.000. Tổng số máy bay chiến đấu 402, xe tăng 2.600. Số tàu chiến 234.

7. Pháp: Chỉ số sức mạnh 0,1681 – (2020 - 0,1702). Lực lượng thường trực 270.000, dự bị động viên 35.000. Tổng số máy bay chiến đấu 269, xe tăng 406. Số tàu chiến 180.

8. Anh: Chỉ số sức mạnh 0,1997 – (2020 - 0,1768). Lực lượng thường trực 195.000, dự bị động viên 80.000. Tổng số máy bay chiến đấu 119, xe tăng 109. Số tàu chiến 88.

9. Brazil: Chỉ số sức mạnh 0.2026 – (tăng một bậc so với 2020 - 0,1988). Lực lượng thường trực 334.500, dự bị động viên 1.340.000. Tổng số máy bay chiến đấu 43, xe tăng 439. Số tàu chiến 112.

10. Pakistan: Chỉ số sức mạnh 0,2073 – (tăng 5 bậc so với năm 2020 - 0,2364). Lực lượng thường trực 654.000, dự bị động viên 550.000. Tổng số máy bay chiến đấu 357, xe tăng 2.680. Số tàu chiến 100.

11. Thổ Nhĩ Kỳ: Chỉ số sức mạnh 0,2109 – (tăng 2 bậc so với năm 2020 - 0,2189). Lực lượng thường trực 355.000, dự bị động viên 380.000. Tổng số máy bay chiến đấu 206, xe tăng 3.045. Số tàu chiến 149.

12. Italy: Chỉ số sức mạnh 0,2127 – (giảm một bậc so với năm 2020 - 0,2093). Lực lượng thường trực 175.000, dự bị động viên 20.000. Tổng số máy bay chiến đấu 92, xe tăng 200. Số tàu chiến 249.

13. Ai Cập: Chỉ số sức mạnh 0,2216 – (giảm 4 bậc so với năm 2020 - 0,1889). Lực lượng thường trực 450.000, dự bị động viên 480.000. Tổng số máy bay chiến đấu 250, xe tăng 3.735. Số tàu chiến 316.

14. Iran: Chỉ số sức mạnh 0,2511 – (2020 - 0,2282). Lực lượng thường trực 525.000, dự bị động viên 350.000. Tổng số máy bay chiến đấu 161, xe tăng 3.709. Số tàu chiến 398.

15. Đức: Chỉ số sức mạnh 0,2519 – (giảm 2 bậc so với 2020 - 0,2186). Lực lượng thường trực 185.000, dự bị động viên 30.000. Tổng số máy bay chiến đấu 137, xe tăng 244. Số tàu chiến 80.

16. Indonesia: Chỉ số sức mạnh 0,2684 – (2020 - 0,2544). Lực lượng thường trực 400.000, dự bị động viên 400.000. Tổng số máy bay chiến đấu 41, xe tăng 332. Số tàu chiến 282.

Bảng xếp hạng sức mạnh quân sự Global Firepower 2021: Việt Nam xếp thứ 24 - 2
Indonesia hiện là quốc gia có tiềm lực quân sự đứng đầu ở Đông Nam Á. (Ảnh: Nikkei Asia)

17. Saudi Arabia: Chỉ số sức mạnh 0,3231 – (2020 - 0,2973). Lực lượng thường trực 505.000, dự bị động viên 480.000. Tổng số máy bay chiến đấu 279, xe tăng 1.062. Số tàu chiến 55.

18. Tây Ban Nha: Chỉ số sức mạnh 0,3257 – (tăng 2 bậc so với 2020 - 0,3321). Lực lượng thường trực 125.000, dự bị động viên 15.000. Tổng số máy bay chiến đấu 140, xe tăng 327. Số tàu chiến 77.

19. Australia: Chỉ số sức mạnh 0,3378 – (2020 - 0,3225). Lực lượng thường trực 60.000, dự bị động viên 20.000. Tổng số máy bay chiến đấu 75, xe tăng 59. Số tàu chiến 48.

20. Israel: Chỉ số sức mạnh 0,3464 – (giảm 2 bậc so với 2020 - 0,3111). Lực lượng thường trực 170.000, dự bị động viên 465.000. Tổng số máy bay chiến đấu 241, xe tăng 1.650. Số tàu chiến 65.

21. Canada: Chỉ số sức mạnh 0,3956 – (tăng 3 bậc so với 2020 - 0,3712). Lực lượng thường trực 72.000, dự bị động viên 35.000. Tổng số máy bay chiến đấu 62, xe tăng 82. Số tàu chiến 64.

22. Đài Loan: Chỉ số sức mạnh 0,4154 – (tăng 4 bậc so với 2020). Lực lượng thường trực 165.000, dự bị động viên 1.655.000. Tổng số máy bay chiến đấu 288, xe tăng 1.160. Số tàu chiến 117.

23. Ba Lan: Chỉ số sức mạnh 0,4187 – (giảm 2 bậc so với 2020 - 0,3397). Lực lượng thường trực 120.000. Tổng số máy bay chiến đấu 91, xe tăng 863. Số tàu chiến 87.

24. Việt Nam: Chỉ số sức mạnh 0,4189 – (giảm 2 bậc so với 2020 - 0,3559). Lực lượng thường trực 482.500. Tổng số máy bay chiến đấu 75, xe tăng 2.155. Số tàu chiến 65.

25. Ukraine: Chỉ số sức mạnh 0,4396 – (tăng 2 bậc so với 2020 - 0,4457). Lực lượng thường trực 255.000, dự bị động viên 900.000. Tổng số máy bay chiến đấu 42, xe tăng 2.430. Số tàu chiến 25.

/ vtc.vn