Quyết định mới nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
Ngày 1/4, Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 về quy định quản lý trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn Hà Nội chính thức có hiệu lực.
Theo Quyết định trên, công trình xây dựng trên địa bàn thành phố phải được thường xuyên kiểm tra, giám sát từ khi khởi công tới khi hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Vi phạm về trật tự xây dựng phải được phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý dứt điểm ngay từ khi mới phát sinh; đảm bảo đúng quy trình, công khai, minh bạch.
Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục triệt để theo quy định của pháp luật.
Điểm mới của quyết định trên là ngoài quy định rõ về nguyên tắc, trách nhiệm quản lý, nhiệm vụ và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý TTXD trên địa bàn, quyết định còn nêu cao vai trò của người đứng đầu.
UBND cấp xã sẽ phải chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và UBND cấp huyện về tình hình quản lý TTXD trên địa bàn. UBND cấp huyện sẽ chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và UBND TP về tình hình quản lý TTXD trên địa bàn. UBND cấp huyện chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc đội quản lý TTXD, UBND cấp xã và các cơ quan liên quan thực hiện trách nhiệm quản lý TTXD.
Các cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý TTXD, nhưng bao che, tiếp tay cho vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Sở Xây dựng Hà Nội có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn UBND cấp huyện trong kiểm tra, xử lý các vi phạm TTXD; đề xuất Chủ tịch UBND TP xem xét, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra vi phạm TTXD nghiêm trọng; đăng tải lên trang thông tin điện tử của Sở tên của tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; nội dung vi phạm; hình thức xử phạt…
Thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở Xây dựng trong việc kiểm tra, đôn đốc UBND cấp huyện, đội quản lý TTXD đô thị cấp huyện và UBND cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý TTXD trên địa bàn.
Công trình xây dựng trên địa bàn TP phải được thường xuyên kiểm tra, giám sát từ khi khởi công tới khi hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Vi phạm về TTXD phải được phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý dứt điểm ngay từ khi mới phát sinh; đảm bảo đúng quy trình, công khai, minh bạch.
"Các cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý TTXD nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, buông lỏng quản lý hoặc có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm, sẽ bị xử lý hành chính, kỷ luật theo quy định hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường", Quyết định nêu rõ.
Quy định mới cũng xác định trách nhiệm của chủ đầu tư; nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, các cơ quan cung cấp dịch vụ có liên quan tới công trình vi phạm.
Trước đó, tại phiên giải trình về kết quả thực hiện thông báo kết luận chất vấn tại các kỳ họp HĐND thành phố khóa XV về công tác quản lý trật tự xây dựng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, đã có 10 công trình vi phạm của các cá nhân, công ty được chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xử lý.
Hiện nay, thành phố còn hơn 2.200 nội dung được thanh tra các cấp thực hiện trong vòng 10 năm qua cần được tiến hành rà soát, xử lý.
Vụ 1.000 người dân đi đòi sổ đỏ: Công an vào cuộc kiểm tra dấu hiệu vi phạm Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam cho biết quá trình thanh tra nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sẽ chuyển hồ ... |
Phạt 3 triệu nếu để khách ăn cỗ lấy phần: Quy định không phù hợp Nhiều bạn đọc bày tỏ sự bất bình trước thông tin chủ nhà sẽ bị phạt tiền nếu để khách ăn cỗ lấy phần. Bởi ... |