50% trẻ phải vào trường giáo dưỡng từng có tuổi thơ hà khắc trong gia đình, tỷ lệ bị bố đánh nhiều gấp 6 lần mẹ.

Hơn 40 năm trôi qua, bà Hoa nay có cháu nội, ngoại vẫn không thể quên được hình phạt của mẹ với mình thời thơ bé. Năm ấy, nhiệm vụ của bà sau giờ tan học là nấu cơm cho cả nhà.

Một buổi trưa, bà nấu canh cá khoai nhưng bố mẹ về muộn, đồ ăn đã nguội, có mùi tanh. Ngồi trước mâm cơm với nồi canh không như ý, mẹ bà thẳng tay đổ lên đầu con gái. Bà khóc xin lỗi mẹ nhưng vẫn không ngừng nghe thấy những lời nhiếc mắng...

Nay đã ngoài ngũ tuần, bà nói hiểu tấm lòng cha mẹ, thương con nên muốn nghiêm khắc dạy dỗ. Bà không trách mẹ nhưng không sao xóa nổi chuyện cũ... Nghe câu chuyện bà Hoa chia sẻ trong hội trường lớn vào cuối tháng 11, nhiều người ngồi dưới đã sụt sùi khóc vì thấy hình ảnh của mình trong đó - đa số họ là nạn nhân của bạo lực trong gia đình.

Cục trưởng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) Đặng Hoa Nam cho biết bạo lực xâm hại trẻ em là vấn nạn toàn cầu, có xu hướng gia tăng. Ở Việt Nam trung bình mỗi năm có hơn 2.000 trẻ bị bạo lực, bị xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần được hỗ trợ, can thiệp. "Đáng buồn phần lớn "thủ phạm" là người thân, giáo viên, bạn bè trong trường của các em", Cục trưởng Nam chia sẻ.

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á, thứ hai thế giới phê chuẩn Công ước bảo vệ trẻ em, có nhiều bước tiến trong việc xây dựng khung pháp lý bảo đảm cho mọi trẻ em về môi trường sống. Theo ông Nam, Bộ luật Hình sự 2015 quy định bất kỳ hành vi bạo lực xâm hại trẻ em nào đều bị coi là tình tiết tăng nặng với tội phạm.

Trẻ bị bố đánh cao gấp 6 lần so với mẹ

Số liệu của Bộ Công an nghiên cứu trên 2.000 học viên các trường giáo dưỡng, cho thấy có khoảng 50% trẻ em đưa vào trường giáo dưỡng có tuổi thơ từng sống trong tình trạng hà khắc của bố mẹ. Trong đó, số em bị bố đánh chiếm 23% - gấp sáu lần tỷ lệ bị mẹ đánh.

Một nghiên cứu năm 2016 của Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM chỉ ra 17% trẻ bị bố mẹ trừng phạt khi mắc lỗi bằng việc đánh, mắng. Hơn 26% học sinh từng bị thầy cô trừng phạt bằng các hình thức: cốc đầu, nhéo tai, phơi nắng...

Theo phó giáo sư, tiến sĩ Trần Thu Hương (ĐH Khoa học xã hội nhân văn Hà Nội), hành vi bạo lực, xâm hại để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực với trẻ. Sự đau đớn thể xác rồi sẽ qua đi, nỗi ám ảnh không thể xóa là "đau đớn tinh thần". Đứa trẻ sẽ trở nên tự ti, cô lập, lo âu, trầm cảm. Một nguy cơ rất cao khác là khi trẻ em bị dồn vào trạng thái cùng cực sẽ có ý nghĩ thôi thúc giải thoát bản thân bằng những việc làm tiêu cực.

Bà Lê Hồng Loan (Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc) cho biết nhiều nghiên cứu cho thấy hành vi xâm hại, bạo lực với trẻ em thường để lại những tổn hại nghiêm trọng, trong đó có phát triển trí não. Các chuyên gia thần kinh cảnh báo, sự phát triển thùy trước não bộ của những nạn nhân này sẽ bé hơn trẻ sống trong môi trường lành mạnh.

Sau khi bố mẹ chia tay, Duy ở cùng bố Trần Hoài Nam và mẹ kế tại Hà Nội. Bé cho hay trong hai năm xa mẹ, đã phải nghỉ học, làm những công việc của người lớn và liên tục bị bố cùng mẹ kế đánh đập, bất kể có lỗi hay không.

Chiều 5/12, sau trận đòn từ người mẹ kế vì “nghi ăn vụng thịt bò vừa hầm xong”, cậu bé 10 tuổi quyết tâm bỏ trốn. Gần 17h, khi người lớn ra ngoài, bé cầm 5.000 đồng chạy ra gặp ông xe ôm ở đầu ngõ tại phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) xin chở về nhà ông bà nội ở phường Ngọc Hà (Ba Đình). “Cháu phải tháo dép, chạy bằng chân đất cho nhanh để bố và dì không bắt lại được”, cậu bé nói.

Duy sau đó được người lái xe ôm giúp đỡ chở ra điểm xe buýt để bắt xe về với ông bà nội. Người mẹ khi gặp lại Duy đã không thể ngờ con giờ tiều tụy, mặt và cơ thể chi chít sẹo, cân nặng sụt một nửa chỉ còn 20 kg... Bác sĩ xác định Duy bị gãy xương sườn, rạn sọ não.

Hôm sau, bố Duy bị bắt, khai con nghịch ngợm, khó bảo cần phải "dậy dỗ". Anh ta sử dụng chiếc móc áo nhôm thành roi, bắt con nằm úp mặt hoặc đứng sát vào tường để cho mình đánh. Có nhiều khi, Nam dùng môi múc canh đánh vào đầu, thậm chí đạp con gãy xương sườn.

bao luc trong gia dinh noi khiep so voi tre em Bé trai bị bố ruột, mẹ kế hành hạ: Chúng ta làm được gì, ngoài nước mắt?

Liên tiếp trong thời gian qua, xảy ra hai vụ bạo hành trẻ em nghiêm trọng, đều xuất phát từ mối quan hệ mẹ kế ...

bao luc trong gia dinh noi khiep so voi tre em Có ông bố ác hơn cả hổ dữ

“Mỗi lần bị đánh, cháu đều hét lớn nhưng mọi người ở ngoài không ai nghe thấy vì bố đóng kín cửa. Khi bị cô ...

/ VnExpress