Có một sự trùng hợp khá thú vị về tên của tác giả của hai ý tưởng gây sóng gió dư luận gần đây: PGS.TS Bùi Hiền với phương án cải cách chữ viết, và nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền với đề xuất loại bỏ truyện ngắn “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa.

bat benh nguyen nhan de xuat cua 2 ong hie n bi cong dong tay chay

Tượng Chí Phèo - Thị Nở, một thú chơi độc đáo. Ảnh: Hải Đăng

Cả hai đề xuất nói trên đều bị dư luận phản ứng dữ dội. Theo giới chuyên môn, nguyên nhân đều do những bất cập trong ý tưởng của mỗi người.

Về mặt hình thức, cả hai ý tưởng đều có vỏ bọc “mới”, “sáng tạo”, “khoa học”, nhưng thực chất đều đã cũ, lỗi thời. Phương án của ông Bùi Hiền đã có hàng trăm năm trước. Còn cách đọc hiểu văn học của ông Sóng Hiền cũng đã được định danh từ lâu là “xã hội học dung tục”.

Về nguyên nhân đề xuất giải pháp, cả hai tác giả đều cho rằng cần thiết phải thay đổi, xuất phát từ những bất cập, tồn tại, những hệ lụy của phương án hiện hữu. Ông Bùi Hiền cho rằng chữ quốc ngữ hiện tại có nhiều bất hợp lý, gây khó khăn cho việc học, tốn kém, lãng phí. Còn ông Nguyễn Sóng Hiền cho rằng tác phẩm “Chí Phèo” có thể có những tác động tiêu cực, nguy hại đến nhân cách học sinh.

Tuy nhiên, cả hai tác giả nói trên đều sai lầm, thổi phồng về những bất cập, hệ lụy của phương án hiện hữu; nghĩa là sai từ “vạch xuất phát”. Chữ viết tiếng Việt được đánh giá là dễ học, dễ nhớ, thuận tiện và đã ổn định hàng trăm năm. “Chí Phèo” của Nam Cao được đánh giá là một kiệt tác, mang tính nhân đạo và hiện thực sâu sắc, thể hiện bằng một nghệ thuật viết văn bậc thầy, được nhiều thế hệ độc giả yêu thích.

Cả hai (chữ quốc ngữ, và truyện "Chí Phèo"), đều là những sản phẩm văn hóa đã có chỗ đứng trong lòng mọi người.

Về nội dung đề xuất, cả hai phương án đều không có cơ sở chuyên môn, phi lôgic, không có giá trị khoa học. Phương án của ông Bùi Hiền không phù hợp với các quy luật của ngôn ngữ, mâu thuẫn và phi lý. Cách đọc – hiểu “Chí Phèo” của Nguyễn Sóng Hiền không xuất phát từ đặc trưng của văn chương nghệ thuật, dẫn đến kết quả méo mó, hài hước.

Do đó, về giá trị thực tiễn, cả hai ý tưởng của ông Bùi Hiền và Nguyễn Sóng Hiền đều là số âm, sẽ tác động tiêu cực, gây nhiều hệ lụy cho cộng đồng. Nếu áp dụng phương án của ông Bùi Hiền, sẽ vô cùng tốn kém, làm đảo lộn xã hội. Còn giải pháp đưa “Chí Phèo” ra khỏi chương trình phổ thông, không những làm học sinh mất đi cơ hội được học tập, nghiên cứu một kiệt tác, mà còn làm méo mó các tác phẩm văn học bởi lối tư duy giản đơn, thô thiển.

Kết cục chung: Không những giới chuyên môn (ngôn ngữ, văn học, văn hóa) phản đối, mà đông đảo cộng đồng đều tẩy chay, không chấp nhận các đề xuất của ông Bùi Hiền và Nguyễn Sóng Hiền.

bat benh nguyen nhan de xuat cua 2 ong hie n bi cong dong tay chay Đòi bỏ Chí Phèo ra khỏi sách giáo khoa là thiển cận!

Khi chuyện cải cách tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền có phần “hạ nhiệt” thì dư luận lại ồn ào chuyện anh Nguyễn Sóng Hiền, ...

bat benh nguyen nhan de xuat cua 2 ong hie n bi cong dong tay chay Tác giả đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” nói gì khi bị dư luận phản đối?

Trước những ý kiến phản đối gay gắt về đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” ra khỏi chương trình sách giáo khoa, anh Nguyễn ...

bat benh nguyen nhan de xuat cua 2 ong hie n bi cong dong tay chay Đề xuất cải cách tiếng Việt đang mượn danh công trình khoa học

Nhà văn Thái Kế Toại cho rằng bất kỳ một đề xuất nào, kể cả nhân danh nghiên cứu khoa học cũng phải có ý ...

/ https://laodong.vn