Panmunjom, một ngôi làng nhỏ ở khu phi quân sự liên Triều, là nơi Hàn Quốc và Triều Tiên đối thoại chính thức sau hai năm leo thang căng thẳng.

ben trong ngoi lang noi han quoc va trieu tien doi thoai

Hai binh sĩ Triều Tiên tại khu vực an ninh chung đang nhìn về phía Hàn Quốc. Ảnh: CNN.

Chỉ cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc 55 km về hướng bắc, làng Panmunjom nằm ở khu vực phi quân sự liên Triều, là nơi duy nhất Hàn Quốc và Triều Tiên có thể "mặt đối mặt" gặp nhau, AP đưa tin.

Lần đầu tiên sau hai năm leo thang căng thẳng, các nhà đàm phán Hàn Quốc và Triều Tiên đã ngồi xuống và đối thoại với nhau vào lúc 10h sáng nay tại nhà Hòa bình trong làng Panmunjom.

Dù thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên được ký kết năm 1953, làng Panmunjom chưa bao giờ biết đến hòa bình suốt 65 năm qua. Khoảng một triệu binh lính vẫn ngày đêm làm nhiệm vụ tại khu vực phi quân sự. Dù được gọi là khu vực phi quân sự, dải đất 4 km phân chia hai miền Triều Tiên là khu vực được vũ khí hóa bậc nhất thế giới với công sự bê-tông, các bãi mìn, hàng rào dây thép gai, chướng ngại vật chống tăng nằm dọc đường biên, hàng loạt đài quan trắc và các ụ súng máy đặt trên các ngọn đồi.

Làng Panmunjom từng chứng kiến nhiều vụ va chạm giữa hai bên. Gần đây nhất, vào tháng 11, lính Triều Tiên họ Oh lái xe Uaz băng qua Khu phi quân sự, tìm cách chạy sang Hàn Quốc. Biên phòng Triều Tiên truy đuổi quyết liệt, bắn hơn 40 lượt đạn, trong đó có 5 phát trúng người Oh. Tuy nhiên, anh này vẫn băng qua được biên giới và được lính Hàn Quốc giải cứu.

Trong lịch sử, không thể không kể tới vụ đào tẩu vào năm 1984 của một sinh viên Nga tên là Vasily Yakovlevich Matuzok qua biên giới trên bộ gây ra cuộc "đấu súng" giữa binh lính hai miền kéo dài suốt 30 phút, khiến 4 người thiệt mạng. Dù kẹp giữa làn đạn, sinh viên 22 tuổi này hoàn toàn không bị thương. Anh cho biết đã nung nấu ý định chạy sang các nước phương Tây suốt hai năm và chuyến tham quan làng Panmunjom là "cơ hội đầu tiên" để hiện thực kế hoạch này.

Vào năm 1967, một phóng viên kỳ cựu của cơ quan thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đào thoát khi đang đi đưa tin về đối thoại quân sự liên Triều. Vụ việc này cũng khiến binh lính hai bên nổ súng.

Vụ việc nghiêm trọng nhất xảy ra vào sáng sớm ngày 18/8/1976 khi hai lính Mỹ thuộc lực lượng Liên Hợp Quốc đóng quân trong khu vực phi quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên bị giết hại dã man bằng rìu khi đang tỉa cây bạch dương ở ranh giới giữa hai miền. Vụ sát hại đẩy căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên lên tới đỉnh điểm. Tướng Richard G. Stilwell, chỉ huy lực lượng Liên Hợp Quốc lúc bấy giờ, quyết định điều binh sĩ đốn hạ tất cả hàng cây bạch dương như hành động trả đũa.

\'Đường dây trực tiếp\'

ben trong ngoi lang noi han quoc va trieu tien doi thoai

Một khách du lịch đi ngang qua hàng rào dây thép gai, tại khu vực phi quân sự liên Triều, cài những chiếc ruy-băng cầu chúc hai miền Triều Tiên thống nhất và hòa bình. Ảnh: AFP.

Nằm ở khu an ninh chung thuộc khu phi quân sự liên Triều, làng đình chiến Panmunjom là địa điểm du lịch duy nhất trên thế giới yêu cầu du khách phải ký một bản cam kết tự chịu trách nhiệm đối với "sự an toàn và tính mạng của bản thân".

Tại khu vực an ninh chung, tọa lạc trên một mảnh đất hình tròn, binh lính hai bên chỉ lặng lẽ nhìn nhau qua đường biên và không bao giờ được phép vượt qua ranh giới của hai bên.

"Thật buồn khi chứng kiến một quốc gia bị chia cắt", Julia Ahn, sinh viên 24 tuổi đến từ New York, phát biểu cảm nghĩ trong một chuyến tham quan làng Panmunjom.

Trong cuộc đối thoại đầu tiên sau hai năm, khi trưởng đoàn đàm phán Hàn Quốc, bộ trưởng Bộ Thống nhất Cho Myoung-gyon hỏi thời tiết giá lạnh có ảnh hưởng đến chuyến đi của người đồng cấp Triều Tiên Ri Son-gwon hay không. Ông Ri đáp rằng: "Toàn bộ sông và núi đều đóng băng hết. Nhưng sẽ không khoa trương nếu nói rằng so với thời tiết thì quan hệ liên Triều còn băng giá hơn".

Hố ngăn cách hai miền Triều Tiên sâu đến mức dân thường hai bên không thể liên lạc với nhau qua điện thoại. Chỉ tại khu vực phi quân sự này Seoul và Bình Nhưỡng mới kết nối được với nhau. Và mọi diễn biến trong cuộc đối thoại ngày 9/1 sẽ được truyền trực tiếp về cho lãnh đạo hai bên theo dõi.

ben trong ngoi lang noi han quoc va trieu tien doi thoai Bên trong Bàn Môn Điếm: Hàn Quốc căng thẳng, Triều Tiên cười tươi

Mặc dù được coi là khu vực căng thẳng nhất hành tinh, trên thực tế Triều Tiên có tâm trạng khá thoải mái tại khu ...

ben trong ngoi lang noi han quoc va trieu tien doi thoai Cuộc gặp lịch sử của Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ diễn ra ở đâu?

Ngày 9/1, các quan chức cấp cao từ Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ có cuộc gặp gỡ đầu tiên sau nhiều tháng tại làng ...

/ https://vnexpress.net