Sau buổi làm việc với cán bộ PC67, nhiều tài xế vẫn giữ nguyên quan điểm mong muốn trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa phải dời về đúng vị trí.

Các dự án BOT (84 tin)

Sáng 25/10, nhiều tài xế trong khoảng 20 tài xế được phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC67, Công an tỉnh Đồng Nai) mời đến gặp các cán bộ phòng để trao đổi các vấn đề liên quan trạm thu phí BOT tuyến tránh TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã đến làm việc.

Đến hơn 11h cùng ngày, các tài xế cho biết, họ đã làm việc xong xuôi và buổi trao đổi diễn ra thuận lợi, vui vẻ.

bi cong an moi lam vieccac tai xe van de nghi di doi tram bot

Nhiều tài xế dùng tiền lẻ qua trạm BOT tuyến tránh TP.Biên Hòa đã đến PC67 để làm việc.

Rời PC67, nhiều tài xế đã chia sẻ với PV, sáng cùng ngày, khoảng 15 tài xế trong tổng 20 tài xế được mời đã đến làm việc. Tuy nhiên, chỉ 4/15 người trực tiếp làm việc với cán bộ phòng, số còn lại do không phải là người trực tiếp cầm lái ở thời điểm bị ghi hình nên đã không phải làm việc. Đặc biệt, buổi làm việc diễn ra trong trụ sở PC67 nên các PV không được tiếp cận.

Các tài xế cũng đã cung cấp 4 biên bản làm việc với PC67 cho PV và 4 biên bản thể hiện nội dung làm việc giữa hai bên là nhằm mục đích xác minh, làm rõ hành vi của người điều khiển phương tiện khi lưu thông qua trạm thu phí đường bộ Quốc lộ 1A và đường tránh Biên Hòa.

Qua đó, nội dung buổi làm việc có kết luận các tài xế điều khiển phương tiện qua trạm thu phí sử dụng tiền lẻ mệnh giá thấp không vi phạm các quy định của pháp luật, không bị xử lý.

Tuy nhiên, phần sau của biên bản có nội dung khá dài tuyên truyền về BOT Biên Hòa, việc dự án này thực hiện đúng theo chủ trương.

Các tài xế cho biết, họ có lập luận việc trạm đặt bất hợp lý và các bất cập khác ảnh hưởng quyền lợi người dân dẫn đến bức xúc và phản đối. Tuy nhiên, các cán bộ cho biết, họ không giải thích về vấn đề này.

Tài xế cũng cho rằng, việc trạm cho các tài xế sử dụng tiền lẻ được qua trạm miễn phí vào thời điểm đó “là rất lạ”. Thế nên, họ không thể qua và vẫn muốn trả tiền để đi.

Phần cuối biên bản, CSGT giải thích, tuyên truyền với tài xế về một số quy định đối với hành vi cố tình dừng, đỗ xe gây cản trở giao thông có thể bị phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Trường hợp không chấp hành hiệu lệnh có thể bị phạt đến 2.000.000 đồng, tước giấy phép lái xe 1-3 tháng. Trường hợp nghiêm trọng, có thể bị xử lý hình sự phạt tù từ 3-10 năm.

Kết thúc buổi làm việc với CSGT, nhiều tài xế vẫn giữ nguyên quan điểm muốn trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa phải dời về đặt đúng vị trí trên tuyến tránh TP.Biên Hòa. Các tài xế cho rằng, họ muốn làm đến cùng không muốn dây dưa mãi, bởi xưa nay người thiệt thòi là họ.

“Tôi vẫn muốn phải dời trạm, không thể mất tiền cho BOT mãi vậy được. Trong khi chúng tôi không đi mà phải đóng tiền, ai chấp nhận được”, tài xế N.L.K. nói.

Về vấn đề này, Thượng tá Đặng Thế Trung- Trưởng phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, buổi làm việc diễn ra theo tinh thần đã thông báo, cơ bản là để tuyên truyền với các tài xế.

bi cong an moi lam vieccac tai xe van de nghi di doi tram bot Nhiều người có chức có quyền đang \'không biết, không nghe, không thấy\'

Trước hết, xin thưa đây là phương châm chúng ta giáo dục cho người dân thời kỳ chiến tranh, nhất là giai đoạn chống Mỹ ...

bi cong an moi lam vieccac tai xe van de nghi di doi tram bot Chấm dứt đầu tư BOT trên tuyến đường độc đạo

Theo Uỷ ban thường vụ Quốc hội, việc cải tạo nâng cấp tuyến đường độc đạo theo hình thức BOT chưa đảm bảo quyền lựa ...

http://www.nguoiduatin.vn/bi-cong-an-moi-lam-viec-cac-tai-xe-van-de-nghi-di-doi-tram-bot-a343857.html

/ nguoiduatin.vn