Trước khi bước vào một bộ phim bạn thường sẽ được xem một đoạn hình hiệu nhỏ về nhà sản xuất của bộ phim ấy. Nhưng chắc hẳn bạn sẽ không biết được những hình hiệu ấy xuất phát từ đầu và có ý nghĩa như thế nào cho đến khi đọc bài viết này.
Mỗi hình hiệu của các hãng phim Hollywood đều có ý nghĩa hoặc nguồn gốc, chứ không đơn giản là những hí hoáy bất chợt sáng tạo. Hãy cùng SAOstar khám phá những điều thú vị này nhé.
1. DreamWorks Pictures
Ban đầu logo hãng phim của Dream Works là hình ảnh mặt trăng và ông già ngồi câu cá, nhưng hoạ sĩ Robert Hunt - người tạo nên logo của hãng - đã sửa một chút từ hình ảnh ông già thành một bé trai ngồi câu cá trên mặt trăng. Nhà sản xuất đã chọn hình ảnh này làm logo chính cho hãng Dream Workk. Cậu bé được ông liên tưởng khi vẽ đó chính là Hunt con trai của ông và cậu bé ấy sau này trở thành một nhạc sĩ tài ba.
2. Columbia Pictures
Chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp hình hiệu này ở đâu đó nhưng ít ai biết rằng nó được làm từ một bức hình ghép từ nhiều người vào được Columbia Pictures cho ra mắt lần đầu tiên vào năm 1924. Còn phiên bản hiện tại, được hãng phim tiết lộ là dựa trên hình mẫu bà nội trợ Mỹ tên là Jennie Joseph và nó cũng được chỉnh sửa khá nhiều. Logo này được hãng cho đưa vào sử dụng từ năm 1992 cho đến nay.
3. Metro-Goldwyn-Mayer
Ý tưởng chú sư tử của hãng MGM được nhà báo Howard Dietz đề xuất vào năm 1924. Ông chọn biểu tượng dựa trên biểu tượng The Lions từ đội thể dục thể thao của trường Đại học năm xưa của ông. Kể từ đó MGM đã sử dụng 5 chú sư tử khác nhau trên logo của mình với các tên của các chú sư sử như sau: Slats, Jackie, Tanner, George và Leo.
4. Paramount Pictures
Logo của hãng Paramount Pictures được ông chủ Zukor nảy ra chớp nhoáng khi ông đến thăm nghệ sĩ William Hodkinson. Trên đường đi ông bắt gặp ngọn núi Ben Lomond ở Utah, ông đã vẽ nguệch ngoạc lại hình ngọn núi đặc trưng của hãng thời điểm đó. Vẫn giữ nguyên ý tưởng ngọn núi ban đầu nhưng các ngọn núi của những phiên bản sau lại được dựng trên hình ảnh ngọn Artesonraju ở Peru. Có một điều đáng chú ý là ở bản gốc có 24 ngôi sao tượng trưng cho 24 diễn viên ký hợp đồng với hãng nhưng về sau chỉ còn lại 22 ngôi sao và chính hãng cũng không tiết lộ lý do tại sao lại rớt mất 2 vì tinh tú kia.
5. Warner Bros
Logo của hãng phim này mang ý nghĩa khá đơn giản. Với hình ảnh chiếc khiên giữa trời và hai chữ WB là tên viết tắt của những người sáng lập ra hãng gồm 4 anh em nhà Warner người Do Thái nhập cư: Hirsz, Aaron, Szmul và Itzhak. Tuy nhiên, Warner không phải là họ thật của 4 anh em mà Wonskolaser mới là họ chính thức của 4 anh em này.
6. Walt Disney
Hãng phim hoạt hình được yêu thích nhất thế giới luôn sử dụng hình ảnh lâu đài cổ tích trong tất cả các phiên bản logo của hãng. Ban đầu, hình ảnh này lấy cảm hứng từ tòa lâu đài cổ Neuschwanstein ở Đức nhưng đến 2006, lâu đài Lọ lem ở Disneyland Paris trở thành biểu tượng thay thế cho đến ngày nay.
7. Pixar
Chiếc đèn Luxo trong bộ phim đầu tay của hãng vào năm 1986 đã trở thành biểu tượng logo của Pixar từ đó. Luxo Jr. là bộ phim vỏn vẹn 2 phút nhưng mang lại thành công vang dội cho hãng vì thế họ quyết định lấy chữ “i” trong tên bằng hình ảnh chiếc đèn Luxo.
8. Castle Rock Entertainment
Hãng phim Hollywood này hiện tại trở thành nhánh nhỏ của hãng Waner Bros. Nhưng trước đó vào những năm 80s, Castle Rock Entertainment là một hãng độc lập chuyên chuyển thể thành công các tiểu thuyết của Stephen King thành phim, sau đó hãng phim quyết định lấy tên thành phố Castle Rock - một địa danh tưởng tượng thường xuất hiện trên các trang viết của King trở thành tên chính thức của mình. Logo của hãng là hình ảnh ngọn hải đăng trong bộ phim kinh dị dựa trên quyển sách cùng tên Needful Things được công chiếu năm 1993.
9. Lionsgate
Không giống MGM, dù mang tên “lion” nhưng không có sự tham gia của bất kì con sư tử nào vào hình ảnh logo. Lionsgate được đặt dựa trên cây cầu cùng tên tại Vancouver - nơi Robert Altman người sáng lập hãng phim chào đời. Ông dùng tên cây cầu đặc trưng này để tưởng nhớ về tuổi thơ và xuất thân của mình.
Những kỷ lục làm nên \'biểu tượng\' SNSD SNSD đã góp phần phát triển làn sóng Halluy bằng những thành tựu đáng khen ngợi trong suốt 10 năm hoạt động. |
10 biểu tượng điện ảnh tốn nhiều thời gian nhất để tái xuất Han Solo, Indiana Jones hay Xander Cage là những nhân vật mất rất lâu mới có thể tái ngộ khán giả trên màn ảnh. Song, ... |
https://saostar.vn/dien-anh/bi-mat-dang-sau-hinh-hieu-cua-cac-hang-phim-dinh-dam-cua-hollywood-1552873.html