Hội đồng thành phố Los Angeles đã phải bồi thường 6,5 triệu USD cho một người đi xe đạp do tai nạn phát sinh từ ổ gà.
Ở Mỹ, nếu xe bị thiệt hại do điều kiện đường sá yếu kém, chủ phương tiện có thể khiếu nại đòi bồi thường lên cơ quan phụ trách quản lý con đường. Bởi nếu nhà nước có trách nhiệm duy tu sửa chữa sẽ phải chịu trách nhiệm khi tai nạn xảy ra do điều kiện an toàn không được đảm bảo trong chừng mực hợp lý.
Đương nhiên không phải mọi tai nạn xảy ra trên đường đều do sơ suất của nhà chức trách. Mấu chốt nằm ở cụm từ “trong chừng mực hợp lý”. Thường thì pháp luật các bang ở Mỹ đều đặt ra khoảng thời gian hợp lý để cơ quan nhà nước có thể phát hiện và sửa chữa hư hỏng trên đường. Nhà chức trách phát hiện ra đoạn đường hư hỏng bằng hai cách: từ tin báo từ người dân hoặc từ kết quả khảo sát đường thường xuyên.
Nếu chưa phát hiện ra điều kiện nguy hiểm, nhiều khả năng cơ quan chức năng sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu tai nạn xảy ra. Ngoại lệ duy nhất là nếu điều kiện nguy hiểm đã tồn tại đủ lâu để cơ quan phụ trách phát hiện và sửa chữa.
Ổ gà có thể gây ra thiệt hại cho phương tiện giao thông.
Ví dụ: nếu tai nạn xảy ra do ổ gà đã tồn tại giữa đường trong suốt sáu tháng, trước đó nhiều xe đi qua đã bị hỏng hóc, báo địa phương cũng từng viết bài phản ánh thì đây là vụ việc điển hình về lỗi bất cẩn của cơ quan chức năng. Nhưng nhà nước sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu tai nạn xảy ra 15 phút ngay sau khi ổ gà xuất hiện.
Để nhận được bồi thường từ nhà nước vì điều kiện đường sá xuống cấp, người kiện phải chứng minh được hai điều: Một là cơ quan hữu quan biết hoặc phải biết về tình trạng xuống cấp của đường, hai là cơ quan trên đã không sửa chữa kịp thời.
Bên cạnh ổ voi ổ gà, còn nhiều yếu tố khác gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và có thể thuộc về lỗi bất cẩn của nhà nước bao gồm: thiết kế đường không hợp lý, không có biển báo hoặc vị trí đặt biển gây nhầm lẫn, đường quá hẹp, đất đá sỏi xây dựng rơi vãi, lề đường không đủ...
Mặc dù có cơ sở pháp lý, tỉ lệ đòi bồi thường thành công thường không cao do nhiều lý do khác nhau. Một số thành phố còn giới hạn khoản tiền bồi thường nhận được, đôi khi chỉ dừng lại ở mức 5.000 USD. Làm như vậy còn để bảo vệ nhà nước khỏi trường hợp nhiều người dàn dựng hiện trường giả đòi bồi thường.
Gần đây có một số vụ kiện đòi bồi thường thành công. UPI đưa tin năm 2015, Peter Godefroy bị gãy nhiều khúc xương và bị chấn thương sọ não khi lái xe đạp vào ổ gà. Sau khi phục hồi sức khỏe, Peter quyết định khởi kiện Hội đồng thành phố Los Angeles vì đã không có đủ các biện pháp đảm bảo an toàn cho người đi đường
Los Angeles đã nhiều lần phải bồi thường cho người đi xe đạp vì tai nạn xuất phát từ ổ gà.
Luật sư hãng Panish, Shea & Boyle đại diện cho anh lập luận: “Mặc dù lưu lượng người qua lại lớn, công tác bảo trì tuyến đường rất cẩu thả, không có biển cảnh báo nguy hiểm với người qua lại. Điều này khiến nơi đây trở thành cái bẫy tiềm tàng cho thân chủ tôi và người qua đường”.
Trước lập luận xác đáng, ngày 8/9/2017, Hội đồng thành phố Los Angeles đã quyết định trao 6,5 triệu USD cho Peter Godefroy.
Trước đó vào đầu năm 2017, Hội đồng thành phố Los Angeles cũng thông qua khoản bồi thường trị giá 4,5 triệu USD cho gia đình của Edgardo Gabat – người lái xe đạp thiệt mạng vì va phải vỉa hè mấp mô.
Tháng 3/2017, Hội đồng thành phố Peterborough (Canada) bồi thường cho một chủ xe Ferrari khoản tiền 10.000 USD do phương tiện này gặp phải ổ gà trên đường. Va đập mạnh khiến bánh xe bị cong vành và túi khí bật tung.
Hàng chục công nhân sửa "ổ gà" trên cao tốc 34.500 tỷ Nhà thầu đã huy động gần 50 công nhân và thiết bị để cào lớp nhựa bị bong tróc, xử lý những hư hỏng trên ... |
Thông tin mới nhất vụ cô gái bị chặn đường, đâm gục ở Hà Nội Nhập viện trong tình trạng bị nhiều vết thương trên cơ thể, nạn nhân nữ nghi bị người yêu cũ dùng hung khí đâm đã ... |
Chủ đầu tư cao tốc 34.000 tỷ lại bị phê bình vì "vá thủ công" các ổ gà VEC được yêu cầu thay thế ngay các nhà thầu sửa chữa, vá víu mặt đường cao tốc một cách tạm bợ, thủ công. |