Quyết định xông vào đập phá Hội đồng Lập pháp chỉ là quyết định bột phát của một nhóm nhỏ người biểu tình.
| |
Người biểu tình phá cửa xông vào trụ sở Hội đồng Lập pháp tối 1/7. Ảnh: SCMP. |
Không giống những cuộc tuần hành ôn hòa trước đó của phong trào biểu tình chống dự luật dẫn độ ở Hong Kong, những người biểu tình hôm 1/7 hành động hung hăng hơn khi xông vào trụ sở Hội đồng Lập pháp và đập phá. Đây không phải một phần kế hoạch được thảo luận kỹ lưỡng mà chỉ là quyết định bột phát của một nhóm khoảng 30 người biểu tình ở đường Harcourt.
Sau cuộc đụng độ với cảnh sát ở Wan Chai sáng 1/7, nhóm người này tụ tập và quyết định gây náo loạn ở trụ sở Hội đồng Lập pháp để gây rối, nhưng không có kế hoạch cụ thể về cách thực hiện.
Những người biểu tình sau đó dùng xe đẩy kim loại và gậy để phá cửa kính trụ sở Hội đồng Lập pháp, bất chấp cảnh báo của khoảng 400 cảnh sát chống bạo động bên trong.
Đến tối hôm đó, họ tràn vào bên trong tòa nhà, buộc lực lượng cảnh sát phải rút đi để tránh leo thang căng thẳng. Những người biểu tình này sau đó đập phá tài sản bên trong cơ quan lập pháp, xé chân dung lãnh đạo và phun lên tường những khẩu hiệu phản đối chính quyền.
| |
Người biểu tình phun khẩu hiệu phản đối chính quyền bên trong trụ sở Hội đồng Lập pháp tối 1/7. Ảnh: SCMP. |
Đến rạng sáng ngày 2/7, hàng trăm cảnh sát chống bạo động di chuyển tới cơ quan lập pháp và giành lại quyền kiểm soát trụ sở này. Trưởng đặc khu Carrie Lam lên án hành vi bạo lực của người biểu tình, nhưng đồng thời cho biết bà sẵn sàng lắng nghe ý kiến của họ.
Cảnh sát trưởng Hong Kong Stephen Lo Wai-chung cho hay 13 cảnh sát đã phải nhập viện sau khi đụng độ với người biểu tình, tuyên bố sẽ trừng trị những phần tử quá khích theo quy định của pháp luật. Nhà chức trách Hong Kong cũng đã mở cuộc điều tra hình sự về vụ đập phá bên trong Hội đồng Lập pháp, những người bị kết tội bạo loạn có thể phải đối mặt với mức án 10 năm tù.
Hong Kong chứng kiến các cuộc biểu tình lớn trong ba tuần qua khi nhiều người xuống đường phản đối dự luật dẫn độ tội phạm sang xét xử ở các quốc gia và vùng lãnh thổ chưa ký hiệp ước dẫn độ với Hong Kong, trong đó có Trung Quốc đại lục. Nhiều người Hong Kong lo ngại dự luật này có thể làm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh với Hong Kong, đồng thời khiến họ bị điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật khác.
Tuy nhiên, hành động bạo lực của một số người biểu tình đã khiến nhiều người Hong Kong phản đối. Hàng chục nghìn người Hong Kong hôm 30/6 tổ chức tuần hành để ủng hộ cảnh sát trấn áp những phần tử quá khích. Họ vẫy cờ Trung Quốc, hô khẩu hiệu phản đối người biểu tình bạo lực chống chính quyền, cho rằng chính những người này đang khiến đặc khu bị chia rẽ.
Trung Quốc công bố ảnh diễn tập quân sự sau biểu tình bạo lực ở Hong Kong Hình ảnh cuộc diễn tập của lực lượng đồn trú Trung Quốc được công bố vài ngày sau khi người biểu tình Hong Kong đập ... |
Hồng Kông tạm yên sau biểu tình bạo lực Tình hình tại Hồng Kông đã tạm ổn định hôm 2-7 sau khi bạo lực bùng phát trong cuộc biểu tình diễn ra một ngày ... |
Huyền Lê (Theo SCMP)