Tập đoàn Central Group - chủ sở hữu siêu thị Big C đã giải thích về quyết định tạm dừng nhập hàng may mặc của doanh nghiệp Việt song các doanh nghiệp vẫn chưa hết hoang mang.

Hoang mang chưa rõ tương lai

Một ngày sau khi Tập đoàn Central Group - chủ sở hữu siêu thị Big C - lên tiếng giải thích về quyết định tạm dừng nhập hàng may mặc của doanh nghiệp Việt, trao đổi với PV. VietNamNet, các doanh nghiệp vẫn chưa hết hoang mang.

Đại diện một trong số 200 nhà cung ứng hàng dệt may cho Big C chia sẻ: "Chúng tôi đều không cảm thấy yên tâm vì không có nội dung nào rõ ràng, cụ thể".

Việc dừng nhập hàng dệt may từ Big C sẽ tạo cho nhà cung ứng rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là tồn nhiều nguyên liệu đầu vào mua dự trữ. Khi sản xuất, DN luôn phải mua trước 3-6 tháng chứ không thể hôm nay mua, ngày mai may được. Bên cạnh đó, người lao động không có công ăn việc làm rất nguy hiểm.

“Ban đầu, Big C gửi đi thư tạm ngừng nhập hàng mà không hề nói tới thời gian. Sau đó, khi DN kéo đến, thậm chí có thể do báo chí vào cuộc mạnh, họ chuyển thành tạm ngừng 2 tuần. 2 tuần thì biết làm gì, công nhân không có việc làm sẽ bỏ đi, không thể giữ để chờ Big C 2 tuần? Rất khó biết 15 ngày sau sẽ như thế nào. Họ nói sẽ mời DN lên bàn về hướng kinh doanh mà không nói chuyện hợp đồng, làm việc thị trường như cũ nên không ai tin tưởng”, vị đại diện này chia sẻ.

big c hanh dong khong tu te khong cam thay yen tam
Nhiều nhà cung ứng hoang mang với quyết định của chủ sở hữu Big C

Liên quan tới một số quan điểm cho rằng, lý do Big C chối từ hàng dệt may Việt Nam có thể xuất phát từ tình trạng chất lượng hàng Việt chưa đảm bảo, không hút khách, vị đại diện nhà cung ứng kể trên nhấn mạnh: “Để làm sáng tỏ, chỉ cần yêu cầu Big C cung cấp doanh số bán hàng ngành dệt may trong 1 tháng, 1 năm, 10 năm. Con số là cực kỳ lớn, thậm chí có thể làm việc với bên thuế để đưa ra kết quả cụ thể".

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho biết: "Họ không phàn nàn về chất lượng. Họ thay đổi chiến lược kinh doanh mới là siêu thị GO! Market với mặt bằng khác, mặt hàng kinh doanh chất lượng cao nhiều hơn. Đây là chiến lược kinh doanh mới của họ và mình tôn trọng quyết định đó và theo dõi có tuân thủ pháp luật Việt Nam như Luật Cạnh tranh, Luật Dân sự, bảo vệ người tiêu dùng”.

"Mở cửa" cho 50/200 doanh nghiệp

Liên quan tới vụ việc Big C ngừng nhập hàng dệt may Việt Nam tại hệ thống chuỗi siêu thị này, phát biểu tại buổi Họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều 4/7, Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải thông báo: 10 giờ sáng 4/7, Bộ Công Thương đã làm việc với Tổng giám đốc Tập đoàn Central Group Việt Nam, các cán bộ chủ chốt trong tập đoàn. Cuộc họp còn có sự góp mặt của đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thái Lan.

Thứ trưởng Hải nêu rõ: Central Group Việt Nam đang có chiến lược mới cho hàng may mặc, xác định lại module ở từng cửa hàng, cho nên có việc tạm dừng mua hàng của một số DN Việt Nam. Việc tạm dừng này theo báo cáo sẽ diễn ra khoảng 15 ngày, cũng có thể thêm một số ngày nữa.

Tập đoàn Central Group đã gửi thư cho nhà cung ứng, giải thích rằng việc dừng nhập hàng chỉ là tạm thời; các đơn hàng đã ký trước đó tiếp tục thực hiện.

Central Group có 4.000 nhà cung cấp ở Việt Nam đang cung cấp hàng ở các lĩnh vực, trong đó 200 nhà cung cấp hàng dệt may. Hiện, 200 nhà cung cấp này có vướng mắc với Big C.

Sau khi làm việc, bước đầu Big C cam kết ngay trong ngày 4/7 sẽ mở đơn hàng cho 50/200 nhà cung cấp của Việt Nam. Trong 2 tuần tới, hoặc ít hơn, Big C tiếp tục có làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp của Việt Nam.

“Họ khẳng định trong 2 tuần nữa hoặc có thể ít hơn, 100 nhà cung cấp nữa tiếp tục được mở đơn hàng. Như vậy 150/200 nhà cung cấp sẽ được mở đơn hàng. Còn lại 50 nhà cung cấp của Việt Nam được tiếp tục làm việc nhưng sẽ làm kỹ hơn. Quan điểm của họ là phải làm kỹ vì nhiều DN Việt Nam chưa đáp ứng được quy định và cam kết theo hợp đồng đã ký. Central Group khẳng định việc làm của họ tuân thủ nội dung hợp đồng đã ký với nhà cung cấp Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Về quan điểm của Bộ Công Thương trong vụ việc này, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Bộ đánh giá cao những gì nhà đầu tư nước ngoài như Central Group đã làm được như: Tạo việc làm, đóng góp thu ngân sách, thiết lập hệ thống bán lẻ, giúp tiêu thụ hàng nông sản, đưa hàng từ người sản xuất đến người tiêu dùng,...

“Quan điểm của chúng tôi một mặt là hoan nghênh và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng mặt khác kiên quyết bảo vệ quyền lợi của DN Việt Nam, người tiêu dùng, người dân Việt Nam”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định: “Việc giải quyết của Big C với 200 nhà cung cấp về mặt hàng may mặc trước hết là việc của doanh nghiệp, được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký với Big C và đối tác Việt Nam; phải tuân thủ quy định khác của pháp luật Việt Nam như các nội dung liên quan đến luật cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... ”.

big c hanh dong khong tu te khong cam thay yen tam 'Siêu thị Việt muốn mua hàng may mặc từ nhà cung cấp của Big C'

Một số đơn vị cung cấp hàng may mặc cho biết đã có nhiều hệ thống bán lẻ Việt Nam ngỏ ý thu mua sản ...

big c hanh dong khong tu te khong cam thay yen tam Ngoài Big C, Central Group còn đang chi phối những gì tại Việt Nam?

Central Group chi hàng tỷ USD cho các thương vụ mua bán sáp nhập và Việt Nam là thị trường nước ngoài lớn nhất của ...

big c hanh dong khong tu te khong cam thay yen tam Chính phủ yêu cầu kiểm tra việc phân biệt đối xử hàng Việt ở Big C

Lãnh đạo Chính phủ thừa nhận trước đó từng có những cảnh báo về tình trạng phân biệt đối xử hàng Việt tại Big C.

big c hanh dong khong tu te khong cam thay yen tam Big C mở đơn hàng cho 50 doanh nghiệp Việt hôm nay

Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết bước đầu Big C mở đơn hàng cho 50 doanh nghiệp, sau đó là 100 doanh nghiệp trong ...

/ vietnamnet.vn