Trong khi chờ làm cầu tạm, các xe sẽ đi theo đường vành đai qua khu vực sản xuất nông nghiệp để ra tỉnh lộ 766 về hướng Đồng Nai.
Ngày 3/9, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Thuận đã cử đoàn công tác lên huyện miền núi Đức Linh kiểm tra hiện trường, làm rõ nguyên nhân và tìm phương án khắc phục sự cố cầu Tân Hà nằm trên đường tỉnh 766 bị sập.
Cầu sập khiến tỉnh lộ bị chia cắt. Ảnh: Tư Huynh.
Tại hiện trường, cầu bị sập theo hình chữ V, hai mố toác rộng, khu vực chân cầu bị xói lở. Trong khi chờ xây cầu mới, Sở GTVT chỉ đạo Công ty cổ phần công trình giao thông Bình Thuận sử dụng vật tư dự phòng bão lũ xây dựng cầu sắt dã chiến tại vị trí cầu sập. Việc thi công sẽ tiến hành ngay khi nước lũ rút và mất khoảng 10 ngày.
Theo ông Nguyễn Văn Húy, Chủ tịch UBND huyện Đức Linh, sự cố sập cầu Tân Hà đã ảnh hưởng lớn hoạt động kinh tế - xã hội địa phương vì đây là tuyến huyết mạch nối Đức Linh và các tỉnh Đông Nam Bộ.
Huyện Đức Linh đã tổ chức hai chốt CSGT hướng dẫn cho các phương tiện đi hướng khác. Từ hướng đồi đá Ngựa, xe máy, ôtô nhỏ và ôtô khách rẽ vào ngã ba Trạm Y tế Tân Hà, vòng vào khu sản xuất nông nghiệp xã Trà Tân, sau đó ra đường tỉnh 766 để chạy tiếp về hướng Đồng Nai và ngược lại.
Tuy nhiên, người dân địa phương cho rằng chính quyền địa phương cần nhanh chóng khắc phục sự cố cầu Tân Hà. Trong những ngày tới, lưu lượng xe chạy qua đông đúc sẽ phá nát đường giao thông vành đai nông thôn.
Cầu Tân Hà dài 13 m, rộng 11 m, bắc qua một con suối ven, được xây dựng năm 1996. Sau cơn mưa lớn rạng sáng 3/9, cầu bất ngờ bị gãy, sập. Sự cố khiến giao thông từ huyện Đức Linh về huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) bị chia cắt.
Mưa lớn, nước xoáy lở mố, Cầu Đôi ‘gãy đôi’ Rạng sáng 3.9, Cầu Đôi (km 21 + 600 ĐT 766), thuộc xã Tân Hà, H.Đức Linh, tỉnh Bình Thuận đã bất ngờ bị sập ... |
Thông xe cầu Long Kiểng sau 10 ngày sửa Cầu Long Kiểng (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP HCM) sau sự cố bị chiếc xe ben chở quá tải gây sập hôm 19-1 ... |
Tư Huynh