Tổng cục Đường bộ sẽ có kế hoạch kiểm tra hoạt động thu phí của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam

Trước thông tin dư luận đặt vấn đề về doanh thu thu phí và tính minh bạch trong thu phí của các tuyến cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý, vận hành, khai thác, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), khẳng định sẽ có kế hoạch kiểm tra công tác thu phí của VEC.

Chờ cơ quan công an

Ông Nguyễn Văn Huyện cho biết sau khi xảy ra vụ cướp tiền vào sáng 7-2 tại trạm thu phí Dầu Giây thuộc tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, đã xuất hiện một số luồng thông tin về vấn đề về doanh thu của tuyến cao tốc này nói riêng và tính minh bạch trong thu phí của các tuyến cao tốc do VEC quản lý, vận hành, khai thác nói chung.

"Để làm rõ vấn đề này cần phải đợi cơ quan công an làm việc. Sau khi có kết quả, Tổng cục Đường bộ sẽ có kế hoạch kiểm tra công tác thu phí tại dự án cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây" - ông Huyện nói.

Về quy trình thu phí và quá trình giám sát việc thu phí tại các dự án do VEC quản lý, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ nhận xét quy trình này khá chặt chẽ. Việc giám sát, hậu kiểm quá trình tổ chức thu phí được VEC thực hiện 24/24 giờ, qua nhiều khâu, nhiều bộ phận tham gia, từ giám sát trực tiếp tại hiện trường, giám sát qua màn hình khổ lớn đến giám sát qua hệ thống camera và phần mềm giám sát và bố trí bộ phận hậu kiểm rà soát, kiểm tra lại.

"Đặc biệt, thông tin của máy tính tại cabin thu phí cũng như hình ảnh tại các cabin thu phí đều được truyền trực tiếp về văn phòng giám sát hiện trường. Ngoài ra, dữ liệu thu phí định kỳ được sao lưu để phục vụ giám sát, hậu kiểm được lưu giữ tối thiểu 5 năm. Các tập tin video giám sát cabin và giám sát toàn cảnh được sao lưu dưới dạng tệp dữ liệu và lưu giữ tối thiểu 1 năm theo đúng quy định hiện hành. Do vậy, việc hậu kiểm và kiểm tra quá trình thu phí của VEC rất dễ dàng bảo đảm tính minh bạch" - ông Huyện nói.

bit lo hong gian lan phi bot

Đến nay vẫn còn rất nhiều trạm thu phí BOT chưa triển khai thu phí tự động

Đẩy mạnh thu phí tự động không dừng

Kế hoạch của Bộ GTVT là đến ngày 31-12-2019, tất cả trạm thu phí do bộ này quản lý đều sử dụng thu phí tự động không dừng (ETC). Mỗi trạm chỉ để lại 1 làn hỗn hợp (ETC + MTC) trên mỗi chiều đường. Đến nay, cả nước có 94 trạm thu phí BOT, trong đó 76 trạm do Bộ GTVT quản lý, song cơ quan có thẩm quyền mới chỉ lắp đặt được 29 trạm ETC với 109 làn.

Ông Tô Nam Toàn - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Đường bộ) - nhận định việc thu phí tự động không dừng triển khai từ tháng 7-2017. Tuy nhiên, tiến độ triển khai chưa đáp ứng được yêu cầu của Thủ tướng, Bộ GTVT và mong muốn của người dân.

Theo ông Toàn, một trong những lợi ích của thu phí tự động không dừng là sự minh bạch, công khai số thu phí với nhà đầu tư, cơ quan quản lý và người dân. Thế nhưng, qua thực tế triển khai giai đoạn 1 có thể thấy có nhà đầu tư ủng hộ nhưng cũng nhiều nhà đầu tư BOT gián tiếp cản trở triển khai thu phí không dừng. "Có một số nhà đầu tư BOT ngại sự minh bạch, vì đơn vị thu phí tự động chỉ thu hộ nhà đầu tư BOT, thêm đơn vị tham gia sẽ phải lộ thông tin thu phí. Một số nhà đầu tư BOT lại lo không kiểm soát được doanh số của nhà cung cấp dịch vụ thu phí" - ông Toàn chia sẻ.

Dưới góc độ chuyên gia, ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, thẳng thắn cho rằng vấn đề bất cập, hạn chế của BOT giao thông đã nói quá nhiều. "Người dân nghe nhiều, các cơ quan chức năng, Chính phủ, Quốc hội cũng nghe nhiều nhưng chuyển biến rất chậm" - ông nói và cho biết Bộ GTVT cũng đã tiếp thu và chính bộ trưởng cũng hứa năm 2019 sẽ giải quyết dứt điểm những vấn đề BOT.

Ông Bùi Danh Liên cho rằng phải tính toán, xem xét lại thời gian thu phí của tất cả trạm BOT, nhất là những trạm đã được báo chí và dư luận nhắc đến. Thời gian thu phí quá dài, thu quá cao, các đoàn thanh tra của các bộ - ngành, đoàn kiểm tra của Quốc hội đã phát hiện cần phải xử lý dứt điểm, công khai. Phải làm BOT một cách minh bạch, đừng để người dân phải nghi ngờ, ác cảm hay mất niềm tin về các dự án BOT giao thông.

Về báo cáo doanh thu của các dự án BOT, ông Bùi Danh Liên cho biết nếu áp dụng thu phí không dừng sẽ bảo đảm minh bạch, bởi bất cứ phương tiện nào đi qua tuyến đường BOT sẽ bị trừ tiền trong thẻ, giao dịch đó sẽ tự động thông báo đến ngân hàng, Bộ GTVT, Bộ Tài chính biết. "Làm được như vậy, một ngày bao nhiêu phương tiện đi qua tuyến đường BOT, chủ đầu tư thu bao nhiêu tiền, cơ quan quản lý nhà nước đều biết" - ông Liên nói.

Bác đề xuất từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 ôtô vi phạm Ngày 13-2, Tổng cục Đường bộ cho biết ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh về việc Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) thuộc VEC thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với 2 phương tiện trên các tuyến đường do VEC quản lý, do có hành vi gây mất an ninh trật tự, không trả phí..., tổng cục đã yêu cầu báo cáo vụ việc. Ngày 12-2, VEC đã trả lời không chấp thuận đề xuất của VEC E và nêu rõ việc từ chối phục vụ vô thời hạn đối với 2 phương tiện nói trên ở tất cả tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác là chưa đủ cơ sở pháp lý.
bit lo hong gian lan phi bot Tổng thu trạm thu phí BOT năm 2018: Con số bất ngờ

Trung bình mỗi trạm BOT chỉ thu được khoảng 537 triệu đồng/ngày trong năm 2018, trong khi có nhiều ý kiến cho rằng con số ...

bit lo hong gian lan phi bot Đề xuất xả trạm thu phí BOT 3 ngày Tết: Bộ GTVT thông tin chính thức

Bộ GTVT ra văn bản chính thức trả lời kiến nghị của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về đề xuất tạm dừng thu phí ...

Bài và ảnh: Văn Duẩn

/ https://nld.com.vn