Đề xuất không được cơ quan thẩm tra dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi đồng ý vì tránh tiếp cận theo hướng thương mại trong giáo dục.
Sáng 30/5, tại hội trường Quốc hội, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thay mặt Chính phủ đọc tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Điều 65 dự thảo nêu rõ dịch vụ đào tạo gồm: dịch vụ đào tạo, dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác theo quy định pháp luật. Đối với dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí, Bộ Giáo dục chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính quy định khung giá và giá cụ thể đối với các khoản thu dịch vụ đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học công lập; khung giá, giá tối đa và giá cụ thể dịch vụ tuyển sinh.
Đối với dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước, cơ sở giáo dục đại học xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định pháp luật. Giá dịch vụ đào tạo phải được công khai cho từng năm học, khóa học cùng với thông báo tuyển sinh.
Theo dự thảo, dịch vụ tuyển sinh đại học sẽ phải thu giá, thay vì cách gọi thu phí như hiện nay. Ảnh: Thành Nguyễn
Thẩm tra dự luật, đa số thành viên Ủy ban Văn hóa Giáo dục và Thanh thiếu niên nhi đồng tán thành việc tính đúng, tính đủ chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo theo cơ chế giá dịch vụ. Tuy nhiên, Ủy ban không nhất trí việc thay thuật ngữ học phí bằng giá dịch vụ đào tạo như thể hiện trong dự luật.
"Việc sử dụng khái niệm học phí (cũng đã được quy định trong dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật giáo dục) vừa thể hiện quan điểm coi giáo dục là lĩnh vực đặc thù, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế và vừa tránh cách tiếp cận theo hướng thương mại trong giáo dục", văn bản thẩm tra nêu rõ.
Theo Ủy ban Văn hóa Giáo dục, nhiều đại biểu tán thành quy định cho phép cơ sở giáo dục đại học được tự chủ quyết định mức giá dịch vụ đào tạo đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cơ quan này đề nghị nghiên cứu quy định rõ nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo cần thiết làm căn cứ để xây dựng khung giá, mức giá cụ thể đối với các khoản thu dịch vụ đào tạo đối với các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện, trong đó làm rõ phần Nhà nước hỗ trợ và phần phải thu phí thêm.
Cùng với cơ chế thu dịch vụ, Ủy ban đề nghị cần quy định cơ chế giám sát, công khai, minh bạch trong tài chính đại học, để kiểm soát việc thu phí tương xứng với chất lượng dịch vụ đào tạo; quy định chính sách hỗ trợ người học để có thể tiếp cận với giáo dục đại học khi tăng mức học phí.
Ngoài giá dịch vụ đào tạo, dự thảo luật còn đề nhiều vấn đề như: Mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tự chủ đại học, đổi mới quản trị đại học, quản lý đào tạo và quản lý nhà nước trong điều kiện tự chủ đại học. Văn bản này cũng quy định về đại học tư thục và giảng viên.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sẽ được Quốc hội cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp này, dự kiến được thông qua vào kỳ họp cuối năm.
Ai là tác giả tên gọi "trạm thu giá"? Tổng cục Đường bộ có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp đổi từ "trạm thu phí" sang "trạm thu giá" trước khi tranh cãi ... |
Trạm thu giá và thế tiến thoái lưỡng nan của Bộ trưởng Thể “Thu giá” nghe rất chối. Bỏ qua điều này thì thành ý muốn giải quyết vấn đề của Bộ GTVT là rất rõ. Tuy nhiên ... |
Bộ GTVT sẽ sửa tên \'trạm thu giá\' Lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định sẽ yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự ... |
Thu giá Tôi vẫn nhớ như in những cuộc tranh luận dai dẳng trong tổ chuyên gia hỗ trợ Ban soạn thảo dự án luật Hành chính ... |
Bộ GD&ĐT thu hồi đề án chi hơn 749 tỷ đồng đổi mới thi THPT quốc gia Bộ trưởng GD&ĐT đã chỉ đạo kiểm tra lại và thu hồi đề án đổi mới thi THPT quốc gia để tiếp tục hoàn thiện. |
[Infographics] Năm học 2021-2022 cả nước sẽ thiếu 59.000 giáo viên Nhu cầu giáo viên trong 5 năm tới, từ năm học 2021-2022, khi lứa sinh viên sư phạm tuyển năm 2018 tốt nghiệp, của 63 ... |