Trước phản ứng của dư luận, chiều 17.5, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chính thức lên tiếng xử lý câu chuyện lùm xùm quanh việc xây dựng thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 49/2016/TT-BGTVT về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ khi đưa vào rồi lại rút ra đề xuất liên quan tới khoảng cách tối thiểu giữa các trạm thu giá BOT.

bo giao thong van tai giai thich ve viec bo quy dinh ve khoang cach tram thu gia

Chia sẻ

Sẽ chỉ triển khai các dự án BOT trên tuyến mới song hành với tuyến cũ. Ảnh: KHÁNH HOÀ

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, đây chỉ là các tiểu tiết trong khi gốc rễ của vấn đề chưa có hành lang pháp lý để giải quyết.

Chỉ làm đường mới, không cần quy định về khoảng cách

Phát biểu tại cuộc họp về việc xây dựng Thông tư 49/2016/TT-BGTVT về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ, người đứng đầu Bộ GTVT nhận định, khi xây dựng dự thảo thông tư tổ soạn thảo của Tổng cục Đường bộ không hiểu bản chất sự việc và trong quá trình thực hiện đã có sai sót không đáng có dẫn tới phản ứng của dư luận, đặc biệt không trực diện giải thích rõ với dư luận. Do hạn chế năng lực nên không dám cung cấp thông tin cho dư luận đầy đủ chu đáo và cũng không báo cáo để cung cấp thông tin cho báo chí.

“Đây là sự yếu kém của nhóm thực hiện, ứng dụng máy móc” ông Thể đánh giá và yêu cầu Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ kiểm điểm nhóm soạn thảo xem do vô tình không hiểu đưa nội dung không cần thiết vào hay cố tình đưa vào để tạo dư luận, từ đó xem rõ trách nhiệm xử lý nội bộ đúng quy định và báo cáo kết quả về bộ.

Liên quan tới đề xuất về khoảng cách tối thiểu giữa các trạm thu giá, ông Thể cho rằng, không cần quy định này nữa và ngay từ đầu lẽ ra không nên đưa vào dự thảo để rồi thấy không phù hợp lại rút ra.

Lý giải về việc này, ông Thể cho biết, Bộ GTVT đã và sẽ thực hiện nghiêm Nghị quyết 437 của Quốc hội nên sẽ chỉ triển khai các dự án BOT trên tuyến mới song hành với tuyến cũ và người dân có quyền lựa chọn nên quy định về khoảng cách là không cần thiết, thậm chí còn gây bất tiện cho dân nếu áp dụng vào các cao tốc có nhiều lối vào ra kết nối giữa các tuyến.

Ông Thể cũng khẳng định, quy định về khoảng cách 70km giữa các trạm vốn xuất phát từ thông tư của Bộ Tài chính và không có cơ sở nghiên cứu cụ thể đồng thời thông tư 49 cũ cũng không có nội dung này. Do đó, Bộ GTVT không có chủ trương đưa quy định này vào Thông tư 49 và việc tổ soạn thảo đưa vào dự thảo 1 khiến người dân hiểu lầm và cho rằng Bộ GTVT vẫn muốn BOT ở những đường hiện hữu.

Ngoài ra, Bộ GTVT đang chuyển từ trạm thu giá thủ công sang thu giá tự động nên nội dung của thông tư này cần tập trung làm rõ các điều kiện quản lý trạm thu giá tự động, trách nhiệm các bên trong việc xử lý sự cố, trong việc bảo trì, bảo dưỡng đảm bảo chất lượng đường cũng như trong việc quyết toán các dự án để công khai cho xã hội người dân biết giám sát.

Giải quyết bài toán BOT: Cần xử lý gốc chứ không phải ngọn?!

Bình luận về ý kiến của Bộ trưởng Bộ GTVT về quy định BOT phải cách nhau tối thiểu 70km, ngày 17.5, TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông cho rằng, bộ đang sa đà vào các tiểu tiết của phần ngọn mà chưa giải quyết được phần gốc của các vấn đề tồn tại liên quan tới BOT ở Việt Nam.

Theo ông Sanh, quy định về cự ly 70km hay 0km đều chưa có nghiên cứu đánh giá khoa học và Bộ GTVT dường như chưa “biết mình ở đâu, bảo vệ quyền lợi cho ai, vai trò của Nhà nước, DN và người dân như thế nào?”.

TS Phạm Sanh cho rằng, thế giới làm dự án BOT theo chương trình, có chiến lược bài bản nên bao nhiêu trạm, đặt vị trí nào, thời gian bao lâu đều minh bạch rõ ràng và những vị lãnh đạo của Chính phủ chịu trách nhiệm về những trạm BOT này.

“Nếu làm theo các nước, có khung pháp lý, khung tài chính và khung kỹ thuật đầy đủ, có tổ chức thực hiện được chỉ đạo điều hành trực tiếp bởi Chính phủ (hoặc Chính quyền địa phương), minh bạch và chịu trách nhiệm trước dân, có cơ chế giám sát ngăn ngừa tham nhũng thì cũng chẳng phải bàn cự ly bao nhiêu kilômét, có cần ý kiến người dân địa phương hay Hiệp hội Vận tải hay không” - vị chuyên gia này phân tích.

Ông Sanh cho rằng, Chính phủ cần kiểm điểm đánh giá nghiêm túc về các tồn tại của một số trạm BOT biến tướng vừa rồi và bổ sung điều chỉnh gấp các nghị định 15, 30 trong quá trình chờ có luật về PPP, quy định hết sức chi tiết để ngăn ngừa lợi ích nhóm.

Cùng quan điểm, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh cho rằng, Quốc hội đã có nghị quyết không thực hiện các dự án BOT trên các tuyến đường cũ, đường độc đạo; chỉ thực hiện trên các tuyến đường mới nên quy định 2 trạm thu phí đường bộ cách nhau tối thiểu 70km không còn ý nghĩa.

Liên quan tới đề xuất lấy ý kiến của người dân địa phương về vị trí trạm, nhiều địa phương đề xuất nên đưa vào dự thảo nhưng cũng có đơn vị bày tỏ băn khoăn về cách thức lấy ý kiến của người dân cũng như việc lấy ý kiến cần được thực hiện trong giai đoạn nào của dự án để tránh việc lấy ý kiến mang tính hình thức lại chồng chéo khi đã quy định lấy ý kiến của HĐND, Đoàn ĐBQH, là những cơ quan do dân bầu, đại diện cho nhân dân địa phương. Cũng có ý kiến cho rằng, việc lấy ý kiến các cơ quan địa phương và tham vấn ý kiến nhân dân có thể sẽ phát sinh nhiều vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Còn theo Bộ GTVT, việc bỏ nội dung lấy ý kiến của người dân địa phương là do đã lấy ý kiến của HĐND và Đoàn ĐBQH.

bo giao thong van tai giai thich ve viec bo quy dinh ve khoang cach tram thu gia Bỏ khoảng cách 70km, dân sẽ càng “ngộp thở” với trạm BOT giao thông

Bộ GTVT đang đưa ra lấy ý kiến lần hai cho dự thảo Thông tư 49 qui định về xây dựng trạm BOT giao thông ...

bo giao thong van tai giai thich ve viec bo quy dinh ve khoang cach tram thu gia Vì sao dự thảo về trạm thu giá BOT đề xuất bỏ quy định 70km và không lấy ý kiến dân?

Dù mới đang trong giai đoạn lấy ý kiến hoàn thiện lần 2 nhưng dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông ...

/ https://laodong.vn