Đề xuất bỏ Quỹ bình ổn không có nghĩa là sẽ xí xóa hết những vấn đề nhập nhèm, thiếu minh bạch trong quá trình điều hành nguồn quỹ này.
Đoàn giám sát của Quốc hội vừa kiến nghị bãi bỏ ngay hoặc có lộ trình bãi bỏ nhiều quỹ, trong đó có quỹ bình ổn giá xăng dầu.
| |
Đề xuất xóa bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu. Ảnh minh họa |
Đồng tình với đề xuất trên, GS.TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, ĐH KTQD Hà Nội cho rằng có hai lý do để xem xét bỏ quỹ bình ổn xăng dầu.
Thứ nhất, việc thu và quản lý, vận hành nguồn quỹ thời gian qua còn nhiều bất cập, thiếu minh bạch, không rõ ràng.
Về bản chất, Quỹ bình ổn xăng dầu hiện nay đang lấy tiền của chính người mua xăng dầu để “bình ổn” giá cho người mua xăng dầu.
Xét về thực chất, người mua xăng dầu tuy có được mua xăng dầu bình ổn với giá không tăng nhưng là nhờ số tiền họ được ứng trước chứ không nhờ sự can thiệp của bên thứ ba.
Ví dụ, giá xăng là 20.000 đồng/lít, sau khi trích Quỹ bình ổn, ví dụ, 5% giá xăng, giá bán lẻ xăng sẽ thành 21.000 đồng/lít. Như vậy, việc trích lập Quỹ bình ổn đã tước đi của người mua xăng dầu thêm 1.000 đồng/lít vào thời điểm hiện tại.
Giả sử một tháng sau, giá xăng dầu nhập khẩu tăng lên làm cho giá bán lẻ trong nước lẽ ra phải tăng lên đúng 5% (1.000 đồng/lít). Nhờ có Quỹ bình ổn, giá bán lẻ xăng dầu không thay đổi.
Nhưng 1.000 đồng/lít/tháng này là số tiền người dân đã ứng trước từ tháng trước.
GS Đặng Đình Đào nói thẳng, người dân và xã hội không được lợi gì từ Quỹ bình ổn.
Thứ hai, cùng với câu chuyện vận hành, quản lý và sử dụng nguồn quỹ này thiếu minh bạch, rõ ràng còn là nguy cơ tiêu cực, tham nhũng, thất thoát tiền của người tiêu dùng rất lớn.
Vì mọi việc liên quan đến Quỹ bình ổn không thể minh bạch hoàn toàn được. Trong khi đó những chi phí phát sinh từ quản lý, thua lỗ có thể vẫn được trừ vào quỹ, rất khó kiểm soát.
Vì thế, GS Đặng Đình Đào cho rằng đề xuất bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu, để xăng dầu hoạt động theo cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, để bảo đảm được quyền lợi cho người tiêu dùng, vị GS kiến nghị cần xem xét lại các quy định tại Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, trong đó có quy định đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu.
Vị GS cho rằng, phải xem xét lại việc duy trì hệ thống 13 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu.
"Trước đây xăng dầu chủ yếu phải nhập khẩu thì mới cần tới các doanh nghiệp đầu mối, hiện tại chúng ta đang sử dụng phần lớn nguyên liệu trong nước thì không cần tới sự tồn tại của các doanh nghiệp đầu mối này nữa.
Đó là tư duy của thời bao cấp, lạc hậu, không còn phù hợp. Cần phải mở rộng hệ thống phân phối, xóa bỏ độc quyền, tạo tính cạnh tranh trên thị trường", vị GS nói.
Mặt khác, GS Đặng Đình Đào lưu ý đề xuất bỏ Quỹ bình ổn không có nghĩa là sẽ xí xóa hết những vấn đề nhập nhèm, thiếu minh bạch trong quá trình điều hành nguồn quỹ này.
Vị GS phân tích, Quỹ bình ổn thành xăng dầu được thành lập từ năm 2009, với số tiền trích lập hàng năm lên tới nhiều nghìn tỷ đồng nhưng người dân không ai biết số tiền đó được sử dụng như thế nào.
"Cần phải có đánh giá toàn diện, tổng kết lại cả quá trình tồn tại của quỹ đã làm được những gì? Từ khi thành lập cho tới nay sự tồn tại của quỹ mang tới những kết quả được - mất như thế nào?
Quá trình quản lý ra sao? Mỗi lần trích lập, nguồn thu về quỹ, số tiền xả quỹ cụ thể ra sao? Bao nhiêu tiền? Ai phải chịu trách nhiệm về việc này?
Rõ ràng quỹ không ổn mới phải bỏ, vậy bây giờ phải làm rõ cái không ổn đó thế nào? Tác động được - mất của quỹ tới người dân, xã hội, kinh tế ra sao? Quy trình trích lập - xả quỹ được thực hiện thế nào? Có hay không tiêu cực, thất thoát, lấy tiền người tiêu dùng làm lợi cho doanh nghiệp?", GS Đặng Đình Đào nói rõ.
"Trước nay vì có Quỹ bình ổn chống lưng nên tỉ lệ rủi ro của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng thấp hơn, nếu bây giờ bỏ quỹ, mọi rủi ro tăng lên và sẽ được các doanh nghiệp tìm cách tính vào giá thành, người tiêu dùng phải trả.Từ góc nhìn khác, TS Đinh Sơn Hùng - nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM lại cho rằng xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, là đầu vào quan trọng của tất cả các hoạt động sản xuất của nền kinh tế, vì thế vẫn cần sự điều hành của nhà nước.
Điều này khiến tôi lo ngại khi giá xăng thế giới chỉ cần nhích lên 1, giá xăng trong nước có thể sẽ tăng lên đến 10. Thực tế tưởng đây là điều vô lý, không thể chấp nhận được nhưng vốn dĩ lại hoàn toàn có thể xảy ra trong một cơ chế vận hành thiếu minh bạch, rõ ràng của ngành xăng dầu lâu nay.
Từ việc không minh bạch giá cả nguồn cung, nhập nhèm cách tính giá trong nước với giá thế giới, sử dụng nguyên liệu trong nước nhưng lại tính giá thế giới... là những câu chuyện đã được phản ánh rất nhiều nhưng không có thay đổi", ông Hùng nói.
Do đó, theo ông Hùng, cho rằng cần phải cân nhắc trước đề xuất trên để tránh những rủi ro và biến động khôn lường.
Đề nghị bỏ quỹ bảo trì đường bộ, quỹ bình ổn giá xăng dầu |
Quỹ bình ổn xăng dầu âm hơn 620 tỷ đồng |
'Việt Nam điều hành giá xăng dầu tăng thấp hơn thế giới' |