Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giám định tư pháp đã có quy định về “Phòng giám định hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao”

bo sung them phong giam dinh hinh su thuoc vien kiem sat nhan dan toi cao

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp có nhiều điểm mới. Ảnh minh hoạ: ANHP.

Theo Bộ Tư pháp, sau hơn 7 năm thi hành Luật giám định tư pháp, công tác giám định tư pháp đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, Luật này cũng đã bộc lộ nhiều bất cập trước những yêu cầu mới của đời sống xã hội, của hoạt động tố tụng.

Trước yêu cầu thực tiễn của công tác giám định tư pháp và đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 10.6.2020 tại Kỳ họp 9.

Bộ Tư pháp cho biết, nhiều điểm mới cơ bản đã được sửa đổi, bổ sung trong Luật. Luật quy định, Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Giám định tư pháp cũng nhằm giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.

Về phạm vi của giám định tư pháp, để bảo đảm tính thống nhất với quy định của pháp luật tố tụng và đáp ứng nhu cầu giám định của hoạt động tố tụng, phạm vi giám định tư pháp đã được sửa đổi theo hướng mở rộng đến cả giám định được trưng cầu, thực hiện ngay từ giai đoạn “khởi tố”, thay vì từ giai đoạn điều tra vụ án hình sự như quy định hiện hành.

Đáng chú ý, để góp phần bảo đảm đáp ứng kịp thời yêu cầu giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử được thu thập ngày càng tăng mạnh trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử các vụ án nói chung và các vụ ân tham nhũng, kinh tế nói riêng, Luật đã có quy định về “Phòng giám định hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. Đây là tổ chức giám định tư pháp công lập mới có tính chất đặc thù, được bổ sung vào hệ thống tổ chức giám định kỹ thuật hình sự.

Để bảo đảm tính thống nhất, Luật cũng đã bổ sung quy định: “Viện trưởng VKSND tối cao quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn”.

Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2021.

Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp gắn với việc cấp, thu thẻ giám định viên tư pháp:

Dự án Luật đã có một số quy định để khắc phục tình trạng rườm rà về thủ tục hành chính trong quá trình làm hồ sơ bổ nhiệm giám định viên tư pháp, như đối với người đang là công chức, viên chức, sĩ quan trong lực lượng vũ trang.

Luật sửa đổi, bổ sung đã bổ sung quy định: “Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan Công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhận quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp"; Luật có quy định Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn để đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc cơ quan mình.

Tương tự như vậy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an miễn nhiệm giám định viên tư pháp thuộc Cơ quan mình cho bảo đảm nguyên tắc thẩm quyền quản lý về lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự của Bộ Công an.

Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp gắn với việc cấp, thu thẻ giám định viên tư pháp:

Dự án Luật đã có một số quy định để khắc phục tình trạng rườm rà về thủ tục hành chính trong quá trình làm hồ sơ bổ nhiệm giám định viên tư pháp, như đối với người đang là công chức, viên chức, sĩ quan trong lực lượng vũ trang.

Luật sửa đổi, bổ sung đã bổ sung quy định: “Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan Công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhận quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp"; Luật có quy định Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn để đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc cơ quan mình.

Tương tự như vậy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an miễn nhiệm giám định viên tư pháp thuộc Cơ quan mình cho bảo đảm nguyên tắc thẩm quyền quản lý về lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự của Bộ Công an.

VƯƠNG TRẦN

bo sung them phong giam dinh hinh su thuoc vien kiem sat nhan dan toi cao Bổ sung thêm phòng giám định hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giám định tư pháp đã có quy định về “Phòng giám định hình sự thuộc Viện ...

/ laodong.vn