Trong 3 tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ này, Tencent chính là công ty bị thiệt hại nặng nhất.
Theo Bloomberg, làn sóng bán tháo đã thổi bay khoảng 141 tỷ USD giá trị thị trường so với đầu năm của 3 cả đại gia công nghệ Baidu, Alibaba và Tencent.
Trong 3 tên tuổi lớn nhất này, Tencent chính là công ty bị thiệt hại nặng nhất khi công ty này báo lỗ 2 tháng liên tiếp lần đầu tiên kể từ 2016.
| |
Bộ 3 đại gia công nghệ Trung Quốc mất hơn 140 tỷ USD. Ảnh minh họa |
Được biết, suốt 5 năm qua, hai “gã khổng lồ” Alibaba và Tencent tích cực “noi gương” tập đoàn viễn thông SoftBank ở Nhật Bản bằng cách chi hơn 130 tỷ USD để mua cổ phần trong hàng loạt công ty khởi nghiệp khắp châu Á.
Khoản đầu tư 20 triệu USD của SoftBank vào Alibaba thành công đến nỗi tỷ phú Masayoshi Son có thể thu về 140 tỷ USD nếu ông bán cổ phần trong Alibaba ngay lập tức. Thế nhưng, các nhà đầu tư đang bắt đầu giảm dần nhiệt huyết đối với một số cổ phần mà Alibaba và Tencent mua, ít nhất là trong mảng bán lẻ.
Giới đầu tư cũng trải qua tình trạng tương tự khi Alibaba mua 35% cổ phần của tập đoàn bán lẻ Sun Art với giá 2,9 tỷ USD vào tháng 11 năm ngoái.
Suning.com - một nhà bán lẻ thiết bị điện tử, bán 20% cổ phần cho Alibaba vào ngày 10/8/2015 với giá 15,23 nhân dân tệ/cổ phiếu. Trong 4 ngày sau đó, giá cổ phiếu của Suning.com tăng tới 40% do giới đầu tư kỳ vọng Alibaba sẽ biến nó thành một công ty có biên lợi nhuận cao hơn và vị thế tốt hơn. Nhưng hiện tại giá cổ phiếu Suning đang “thoi thóp” ở mức 12,37 nhân dân tệ.
Có lẽ cuối cùng nhiều người đã nhận ra hai “đại gia” công nghệ hàng đầu Trung Quốc không thực sự quan tâm tới lợi ích của những công ty mà họ mua cổ phần. Vào quý IV năm ngoái, lợi nhuận từ tất cả khoản đầu tư vào start-up của Alibaba chỉ đạt 105 triệu USD, chưa bằng 5% so với lợi nhuận của tập đoàn.
Tìm kiếm động lực tăng trưởng kinh tế mới cho VN và tiểu vùng Mekong Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định nội lực cùng khả năng tận dụng đột phá, tiến bộ về khoa học công nghệ sẽ là ... |
CHS sử dụng công nghệ reforming hơi nước của TechnipFMC cho phân xưởng sản xuất hydro của NMLD ở Laurel (Mỹ) Từ năm 2015, CHS, một tập đoàn kinh tế nông nghiệp toàn cầu trong lĩnh vực năng lượng, ngũ cốc và nguyên liệu thực phẩm, ... |
Vũ Đậu (T/h)