Từ vụ việc gian lận thi cử ở Hà Giang và một số địa phương khác, có nhiều ý kiến đề xuất nên bỏ kì thi tốt nghiệp THPT, giao việc thi tuyển sinh về cho các trường đại học.

bo thi tot nghiep thpt se thao khoan trong day hoc

Từ vụ việc gian lận thi cử ở Hà Giang và một số địa phương khác, có nhiều ý kiến đề xuất nên bỏ kì thi tốt nghiệp THPT, giao việc thi tuyển sinh về cho các trường đại học.

Từ vụ việc gian lận thi cử ở Hà Giang, dư luận phản ánh hiện tượng điểm thi bất thường ở nhiều địa phương khác và Bộ giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) đã có văn bản yêu cầu 63 tỉnh thành rà soát quá trình thi THPT quốc gia.

Vụ việc rất nghiêm trọng, cho thấy cách thức tổ chức thi THPT quốc gia như hiện nay còn nhiều bất ổn. Hai kỳ thi có tính chất, mục đích, đối tượng khác nhau, được “tích hợp” thành một, tất không tránh khỏi khập khiễng. Các địa phương tổ chức coi thi, chấm thi, sẽ khó tránh được bệnh thành tích và lợi ích nhóm. Thi trắc nghiệm tất cả các môn (trừ môn Ngữ văn) còn nhiều bất cập, sơ hở.

Từ đó, có nhiều ý kiến đề nghị bỏ kì thi tốt nghiệp THPT, giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH. Giáo sư Ngô Bảo Châu trong một phát biểu gần đây cũng đã nêu ra giải pháp này. Nhưng khi thực hiện giải pháp bỏ thi tốt nghiệp, giáo dục phổ thông gần như ngay lập tức phải đối mặt với tình trạng "tháo khoán" trong dạy và học.

Tỉ lệ đủ điểm các môn sẽ luôn xấp xỉ 100%. Nhiều trường THPT trở thành những lò luyện thi, tất cả tập trung cho thi ĐH. Khi còn tổ chức thi tốt nghiệp, thì các trường còn tập trung ôn thi. Nay nếu chuyển sang xét tuyển, hầu hết các trường sẽ có tâm lý tạo điều kiện cho học sinh có tấm bằng tốt nghiệp để vào đời. Chất lượng dạy và học sẽ bị thả nổi, khó kiểm soát.

Tự chủ tuyển sinh là một quy định đã thể hiện trong Luật Giáo dục Đại học. Nhiều trường đại học (ĐH) sẽ tuyển sinh chặt chẽ, nghiêm túc. Nhưng cũng không loại trừ xảy ra tình trạng tiêu cực, gian lận ở mức độ khó kiểm soát. Vì ngày trước tập trung toàn lực cho một kỳ thi, nay rải rác ra ở các trường, thi cử kiểu khép kín.

Một số trường ĐH top dưới, ít sinh viên sẽ “tháo khoán” trong tuyển sinh, đánh trống ghi tên, nộp tiền cấp bằng...

Thầy Trần Trung Hiếu - Trường Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cho rằng, cần có cơ chế giám sát chặt chẽ để loại trừ tiêu cực trong tuyển sinh ĐH, trước mắt có thể tổ chức tuyển sinh ĐH bằng một kì thi tập trung “3 chung” (chung đợt, chung đề, sử dụng chung kết quả).

Đồng thời xây dựng cơ chế để thị trường lao động quyết định lựa chọn những cử nhân, thạc sĩ có chất lượng. Trường nào chất lượng đào tạo kém, không đáp ứng thị trường lao động sẽ phải giải thể.

Cải cách thi cử, thực chất là nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và ĐH hiện nay, đang là bài toán hết sức nan giải.

bo thi tot nghiep thpt se thao khoan trong day hoc Sơn La: Phó Giám đốc Sở GD&ĐT liên quan đến việc sửa điểm thi

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng-Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã xác định được 5 thành viên ...

bo thi tot nghiep thpt se thao khoan trong day hoc Từ vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang: Tranh luận việc có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bài viết của báo Lao Động điện tử về đề xuất xem xét bỏ kỳ thi “2 trong 1” đã thu hút đông đảo độc ...

bo thi tot nghiep thpt se thao khoan trong day hoc Thêm địa phương có dấu hiệu gian lận điểm thi THPT 2018

Kết quả điều tra ban đầu của cơ quan công an cho thấy, có dấu hiệu chỉnh sửa, tẩy xóa nhiều bài thi tốt nghiệp ...

/ https://laodong.vn