Ông Lê Thành Long trả lời chất vấn về tiến độ, chất lượng các dự án luật và quan điểm xử lý tài sản kê khai không trung thực.

Sáng 19/3, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long đã trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Đây là phiên họp đầu tiên cơ quan thường trực của Quốc hội thí điểm việc “chất vấn và trả lời chất vấn ngay”, theo hướng đại biểu nêu chất vấn ngắn gọn, rõ ý, không quá một phút mỗi lần; người bị chất vấn trả lời ngay câu hỏi của đại biểu, thời gian không quá 3 phút mỗi lần (trước đây, thông thường nhiều đại biểu liên tục nêu câu hỏi và bộ trưởng trả lời chung sau đó).

bo truong tu phap dua ra toa neu tai san khong chung minh duoc nguon goc

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long. Ảnh: Giang Huy

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết qua theo dõi từ đầu khóa đến nay, có nhiều dự án luật quá chậm so với yêu cầu của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; một số dự án luật từ khi trình cho tới khi họp chỉ 2 ngày và là 2 ngày cuối tuần; tình trạng này khiến cơ quan thẩm tra gặp khó khăn.

Ngoài ra, nhiều dự án Luật có vấn đề về chất lượng, báo cáo hình thức, không ký, không đóng dấu; đánh giá tác động chay, chỉ có nửa trang và không kèm theo số liệu chứng minh...

Bà Nga cũng nêu chất vấn quan điểm của Bộ Tư pháp về việc xử lý đối với hành vi kê khai không trung thực, không giải trình được về tài sản, thu nhập tăng thêm một cách hợp lý được đề cập trong dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Giải đáp nội dung trên, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long nói, trong các phiên họp thường kỳ, lãnh đạo Chính phủ luôn nêu rõ, các bộ trưởng, trưởng ngành phải là người trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về việc trình đúng thời hạn, đảm bảo tiến độ và chất lượng các dự thảo luật.

Theo ông, Chính phủ đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần vấn đề này, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và công khai các đơn vị chậm trễ.

"Xét về nhiệm vụ chính trị, Bộ trưởng, trưởng ngành không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ trong công tác xây dựng pháp luật cũng là căn cứ để lấy phiếu tín nhiệm", Bộ trưởng Tư pháp nhấn mạnh.

Về dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), theo Bộ trưởng Tư pháp, dự thảo Luật có nội dung khó và còn ý kiến khác nhau. Bộ Tư pháp đã báo cáo thẩm định từ trước, quá trình soạn thảo cũng tham gia ý kiến cụ thể.

"Chính phủ có đề xuất là đối với thu nhập, tài sản nguồn gốc bất minh, không giải trình được phần tăng thêm thì đánh thuế thu nhập cá nhân, mức thuế suất 45%. Đấy là quan điểm của Chính phủ, tôi với tư cách thành viên Chính phủ tuân thủ ý kiến này. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận thì chúng tôi có ý kiến bổ sung", ông Long cho hay.

Cụ thể, theo tinh thần của Công ước Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng, phần thu nhập, tài sản chứng minh được thì không sao, còn nếu không chứng minh được thì tịch thu hoặc xử lý hình sự, "như Trung Quốc là tịch thu và hình sự ngay".

"Với Việt Nam, để thực hiện tinh thần trên ngay lập tức thì chưa được, không khả thi, nên quan điểm của Bộ Tư pháp là đối với tài sản không chứng minh được nguồn gốc thì phải thực hiện trình tự tố tụng tư pháp dân sự, đưa ra toà xem xét giống như đưa ra toà các trường hợp chiếm hữu tài sản không có căn cứ", ông Long nói.

Tiếp tục cập nhật.

bo truong tu phap dua ra toa neu tai san khong chung minh duoc nguon goc Chất vấn Bộ trưởng: Giáo viên hưởng thang bảng lương cao nhất là phù hợp

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khi trả lời chất vấn của các đại biểu tại phiên họp ...

bo truong tu phap dua ra toa neu tai san khong chung minh duoc nguon goc Hôm nay (19.3) hai bộ trưởng sẽ đăng đàn thí điểm việc “chất vấn và trả lời chất vấn ngay”

Theo kế hoạch, hôm nay (19.3), Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ trả lời chất vấn ...

/ https://vnexpress.net