- Bỏ qua những cảnh báo BRT Hà Nội gây mất lòng tin, mất tiền, không hiệu quả, làm loãng phí nguồn lực của nhà nước.

Trách nhiệm trả lời

Tiếp tục yêu cầu làm rõ trách nhiệm liên quan tới những sai phạm tại dự án buýt nhanh BRT Hà Nội vừa được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, các ĐBQH cho rằng, xử lý trách nhiệm chính là bài học cảnh cáo cho các dự án khác.

brt ha noi cao duong nhua do be tong phan cam

Giao thông hỗn loạn, BRT vẫn một mình một đường. Ảnh: Dân trí

ĐBQH Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) nói rõ, hợp phần dự án buýt nhanh BRT Hà Nội có tổng mức đầu tư ban đầu là 53,6 triệu USD nhưng đến khi nghiệm thu đã tăng lên hơn 706 tỷ đồng. Đây là dự án lớn và chắc chắn phải được thông qua HĐND thành phố, UBND thành phố xem xét, do đó, những sai phạm tại dự án này cũng phải được cơ quan quản lý các cấp của thành phố xem xét một cách nghiêm túc.

"Bây giờ không còn là dư luận nữa. Sai phạm đã được chỉ rõ thì HĐND, UBND thành phố phải có trách nhiệm trả lời cho rõ ràng về các vấn đề liên quan. Nếu kết luận của TTCP là chính xác thì phải xử lý. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm mang tính hình sự, hoặc có yếu tố tiêu cực, cố ý làm trái đến mức phải khởi tố vụ án thì yêu cầu chuyển sang cơ quan công an điều tra, khởi tố", ông Xuyền nói rõ.

Cũng theo đại biểu Xuyền, dự án BRT Hà Nội đoạn Bến xe Yên Nghĩa - Kim Mã là dự án thực hiện thí điểm đầu tiên, rất khó tránh khỏi những sai sót. Tuy nhiên, khi có ý kiến góp ý của giới chuyên môn thì Hà Nội nên lắng nghe, xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

"Tôi vẫn thấy đang có một kẽ hở rất lớn trong quy định của luật đầu tư hiện nay đó là, chưa có được cơ chế xác định, xử lý trách nhiệm một cách rõ ràng đối với các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư để xảy ra sai sót, thất thoát, kém hiệu quả. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu, cân nhắc đưa vào luật", ông Xuyền nói thêm.

Thấy rõ bất cập nhưng...

Cùng nêu quan điểm, ông Lê Việt Trường (nguyên ĐBQH khóa XIII) cũng cho rằng, sai phạm tại dự án BRT Hà Nội xuất phát từ chính quyết định đầu tư, cho phép triển khai dự án này.

Theo ông Trường, với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông, việc đưa ra các giải pháp trong đó có dự án BRT cũng là phù hợp . Tuy nhiên, điều đáng tiếc là vai trò của các cơ quan giám sát tại địa phương, cụ thể là cơ quan dân cử, HĐND đã không làm hết trách nhiệm. Đối với dự án BRT Hà Nội, đây là dự án có tổng vốn đấu tư thấp hơn 35.000 tỷ, do đó, HĐND là cơ quan có quyền quyết định trực tiếp mà không cần thông qua ý kiến của Quốc hội.

"Nếu ngay từ đầu khi nhận thấy tính khả thi của dự án không cao, còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu hoặc ngay cả khi dự án đã được triển khai nhưng nhận thấy có nhiều khiếm khuyết, không phù hợp thì cần phải mạnh dạn cho dừng lại ngay.

Rõ ràng những bất cập của dự án này ai cũng nhìn thấy rõ. Trong điều kiện của Việt Nam không thể tồn tại một làn đường với việc lưu thông ba chiều.

Chưa kể việc thiết kế, lựa chọn đặt các nhà chờ ngay giữa đường là không phù hợp, gây khó khăn cho người qua đường, gây cản trở giao thông làm gia tăng nguy cơ tai nạn. Bản thân tôi cũng từng đi buýt nhanh BRT và cũng phải rất khổ sở mới chạy qua đường để sang nhà chờ. Rất bất tiện.

Rồi tới cả câu chuyện cào mặt đường nhựa để đổ bê tông, rất phản cảm.

Thế thì, khi đã nhìn thấy những bất cập, vô lý như vậy rồi, các chuyên gia cũng lên tiếng cảnh báo rồi thì HĐND với vai trò giám sát của mình cần phải có ý kiến, yêu cầu dừng dự án để xem xét, nghiên cứu thêm. Kể cả phải chấp nhận bỏ tiền thuê tư vấn nước ngoài thẩm định, đánh giá lại nếu cần thiết.

Tuy nhiên, quyết định đó đã không được đưa ra. Bây giờ, dự án xong rồi, sai phạm cũng được chỉ ra rõ ràng rồi, dư luận với dự án này là rất xấu.

Tới thời điểm này, tôi cho rằng cái duy nhất BRT Hà Nội đạt được là "mất tiền, không hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực của nhà nước", ông Lê Việt Trường nêu quan điểm.

Theo ông Trường, từ những ấn tượng nói trên, dự án BRT Hà Nội đã không còn được nhìn nhận theo hướng tích cực nữa.

"Dự án không còn được xem là "cái tâm" của lãnh đạo nhằm giải quyết ùn tắc giao thông của Hà Nội nữa mà nó đang được mang màu sắc khác, nhìn nhận theo nhiều mục đích khác, kể cả suy luận theo hướng lợi dụng dự án để trục lợi, rõ ràng không hề có nhiều thiện cảm", ông Trường nhìn nhận.

Theo ông Trường, để lấy lại lòng tin với người dân và dư luận, Hà Nội cần thể hiện thái độ rõ ràng, trách nhiệm với những sai phạm đã được TTCP chỉ ra. Theo đó, vấn đề trách nhiệm của từng cơ quan, sở, ngành khi tham mưu, đề xuất cho Hà Nội cũng phải được xem xét một cách nghiêm túc.

Cuối cùng, là phải xác định cho được trách nhiệm giải trình, giám sát của HĐND Hà Nội đối với dự án này.

"Câu hỏi lớn nhất phải trả lời là HĐND Hà Nội đã làm hết trách nhiệm hay chưa? Trong quá trình triển khai vai trò giám sát đã được thể hiện như thế nào? Vì sao khi có dư luận mà dự án vẫn được quyết tâm thực hiện?... Tất cả phải được xử lý, trả lời rõ ràng để làm gương cho những dự án khác.

Không thể để tình trạng BRT Hà Nội sai phạm vẫn lọt rồi cuối cùng các địa phương khác cũng đua nhau làm với tư duy có sai phạm tương tự Hà Nội", ông Trường thẳng thắn.

brt ha noi cao duong nhua do be tong phan cam BRT Hà Nội cào đường nhựa, đổ bê tông: Trình non, hay...?

Những sai phạm tại buýt nhanh BRT đều đã được cảnh báo trước, nhưng vì sao không được lắng nghe?

brt ha noi cao duong nhua do be tong phan cam BRT Hà Nội: Vẽ vời cào đường nhựa, đổ bê tông

(Tin tức thời sự) - Bỏ ra 15 tỷ đào mặt đường nhựa thay bằng đường bê tông là không cần thiết và quá lãng ...

brt ha noi cao duong nhua do be tong phan cam BRT Hà Nội cào đường nhựa, đổ bê tông: Máy móc

Bỏ ra 15 tỷ đào mặt đường nhựa thay bằng đường bê tông là không cần thiết và quá lãng phí.

/ http://baodatviet.vn