Bụi mịn là hạt bụi nhỏ hơn so với sợi tóc con người tới 30 lần, có khả năng len lỏi sâu vào máu, phổi và phế nang gây ra các bệnh nguy hiểm, thậm chí ung thư.

Nhiều ngày qua, chất lượng không khí ở Hà Nội luôn ở mức ô nhiễm nặng nề, nguy hại cho sức khỏe. Các chỉ số theo hệ thống quan trắc PAMair đo được tại nội và ngoại thành các khu vực như Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Ngã Tư Sở hay Trần Quang Khải… có chỉ số AQI dao động từ 150 đến 180.

Theo các chuyên gia, Hà Nội là một trong những thành phố trên thế giới có nhiều khói bụi, nhất là vào các giờ cao điểm, lưu lượng xe tham gia giao thông đông đúc. Độ ẩm cao, bụi hòa lẫn trong không khí ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống, sinh hoạt của người dân. Đặc biệt, không khí ô nhiễm đang tồn tại loại bụi có kích thước siêu nhỏ, mịn là PM10 và PM2.5.

bui min pm25 sat thu lo lung trong khong khi dan ha noi deo khau trang cung khong an thua
Biểu đồ chất lượng không khí đo được ở Hà Nội ngày 18/9 nhiều nơi vẫn ở mức 101-200, người già, trẻ em và người có tiền sử bệnh hô hấp mạn tính cần hạn chế thời gian ở ngoài. (Ảnh: Công Thông tin Quan trắc Môi trường Hà Nội)

Hôm qua 17/9, chỉ số bụi mịn đo được tại Thủ đô lên tới 11,3 µg/m3, cao gấp 4,5 lần quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và 11,1 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Theo TS Đỗ Mạnh Cường - Phó Trưởng phòng Sức khỏe Môi trường Cộng đồng, Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), bụi mịn PM2.5 là loại bụi “siêu nhỏ” có khả năng len lỏi vào sâu trong phổi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe mọi người. Đây cũng là nguyên nhân gây ra vô số các bệnh về đường hô hấp, nhất là những người có tiền sử mắc các bệnh mãn tính về hô hấp, phổi, hen suyễn hay người già và trẻ nhỏ.

Không chỉ có vậy, người bình thường khi hít phải loại bụi này trong thời gian dài có thể gây suy giảm chức năng phổi, huyết áp cao, rối loạn chức năng gan, ảnh hướng tới hệ thần kinh và là nguyên nhân khiến tỷ lệ nhập viện và thiệt mạng do ung thư phổi hay bệnh tim tăng.

Ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP. HCM, các loại bụi mịn, siêu nhỏ hầu hết được sinh ra từ khí thải giao thông (xe buýt, xe máy, xe hơi). Khi nồng độ bụi mịn trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí trông như mờ đi và tầm nhìn bị giảm. Tình trạng này cũng tương tự như khi thời tiết có độ ẩm cao hoặc sương mù.

"Độ ẩm tăng lên, không khí ô nhiễm, những hạt bụi siêu mịn sẽ càng dễ dàng vào sâu, đi thẳng vào mô, phế nang phổi và là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý về hô hấp rất nguy hiểm", tiến sĩ Cường nói.

Chung quan điểm, theo BS CKII Nguyễn Ngọc Hồng – Trưởng khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương, bụi mịn PM2.5 là những hạt bụi nhỏ, li ti trong không khí, có kích thước 2,5 micron trở xuống (nhỏ hơn so với sợi tóc con người tới 30 lần).

Bụi mịn PM2.5 hình thành từ các chất như: cacbon, sunphua, nito, và nhiều hợp chất kim loại nguy hiểm khác lơ lửng trong không khí có khả năng “len lỏi” sâu vào trong phổi, đi trực tiếp vào máu và các phế nang gây độc cho cơ thể con người. Đây là nguyên nhân của phần lớn các bệnh lý về hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn hay ung thư.

Nguy hiểm hơn, BS Hồng cho biết, do có kích thước siêu nhỏ, nên những hạt bụi mịn có thể đi xuyên qua các loại khẩu trang thông thường, theo đường hô hấp xâm nhập vào cơ thể.

“Con người nếu hít những loại bụi này trong thời gian dài có thể gây sổ mũi, hắt hơi, khó thở, ho kéo dài, thậm chí về lâu về dài còn gây rối loạn đường thở.

Với các bệnh nhân có tiền sử bị bệnh hô hấp mãn tính hay tim mạch thì tình trạng có thể trầm trọng hơn. Bởi vậy, họ được khuyên không nên ra ngoài trong thời điểm không khí đang ở mức nguy hại”, bác sĩ Hồng nói.

bui min pm25 sat thu lo lung trong khong khi dan ha noi deo khau trang cung khong an thua
Bụi mịn lẫn trong không khí ô nhiễm khiến bầu trời Hà Nội như có sương mù bao phủ.

Người dân cần bảo vệ sức khỏe thế nào?

Trước hiện trạng ô nhiễm có phần trầm trọng của Hà Nội trong những ngày qua, bác sĩ Hồng khuyến cáo người dân, bụi mịn PM2.5 tuy có thể xuyên qua khẩu trang, khó phòng tránh, nhưng việc đeo khẩu trang vẫn góp phần hạn chế bớt được sự nguy hiểm của loại bụi này.

Ngoài ra, người già, trẻ em hay những người có tiền sử mắc các bệnh về hô hấp tim mạch có xu hướng cần hít thở nhiều nên hạn chế ra đường trong những ngày này.

Nếu bắt buộc phải ra ngoài, bạn cần chú ý những điều sau:

- Đeo khẩu trang hoạt tính: Những loại khẩu trang này sẽ làm giảm số lượng các chất ô nhiễm hít phải, ngăn ngừa các vấn đề về hô hấp như: ngứa cổ họng, khó thở, thở khò khè, ho… Có thể dùng các loại khẩu trang chống bụi có chỉ số KF80, 94 hoặc 99 (chỉ số càng cao, khẩu trang càng lọc được nhiều bụi).

- Đeo kính để bảo vệ mắt, giảm tác hại của không khí ô nhiễm. Hạn chế đeo kính áp tròng. Nhỏ dung dịch làm sạch và khử trùng mắt sau khi về nhà.

- Tránh lui tới những nơi có đông phương tiện qua lại, khu vực đông đúc, khu công nghiệp, gần đường cao tốc hoặc đường lớn.

- Nếu nhà ngay mặt đường, tránh mở cửa sổ phía ngoài đường. Nếu đó là cửa sổ duy nhất trong nhà, hãy mở khi thời tiết mát mẻ, trời tối, ít phương tiện qua lại.

- Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch bằng việc thường xuyên tập thể dục cũng như thay đổi chế độ ăn tốt cho sức khỏe. Tránh tập thể dục, hoạt động thể chất vào giờ cao điểm để hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

- Chú ý chế độ ăn uống với các loại thực phẩm giàu vitamin, nhiều rau xanh để giúp cơ thể tăng sức đề kháng, miễn dịch, hỗ trợ cơ thể dẻo dai có khả năng loại bỏ độc tố, chống lại bệnh tật.

Theo WHO, mức PM2.5 lý tưởng trong không khí là 10 µg/m3. Tại Mỹ, lượng PM2.5 từ 0 - 12,0 là TỐT; từ 12,1 - 35,4 là TRUNG BÌNH; từ 35,5 - 55,4 là NGUY HIỂM cho người nhạy cảm; 55,5-150,4 mức NGUY HIỂM; từ 150,5 - 250,4 là RẤT NGUY HIỂM và từ 250,5 trở lên là ĐỘC HẠI.

bui min pm25 sat thu lo lung trong khong khi dan ha noi deo khau trang cung khong an thua Hà Nội đang theo dõi ô nhiễm bụi mịn như thế nào?
bui min pm25 sat thu lo lung trong khong khi dan ha noi deo khau trang cung khong an thua Người Sài Gòn đối mặt nguy cơ ung thư phổi nếu hít quá nhiều bụi mịn ngoài đường
bui min pm25 sat thu lo lung trong khong khi dan ha noi deo khau trang cung khong an thua Bộ Tài nguyên phủ nhận việc Hà Nội nhiễm bụi cao thứ hai Đông Nam Á

/ vtc.vn