Áp lực về tài chính lên Triều Tiên gia tăng khi các nhà đầu tư Trung Quốc dần rút khỏi thị trường truyền thống này vì những biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, Bình Nhưỡng dường như đã tìm ra nguồn lợi nhuận mới - đến từ việc bán các bất động sản cho giới nhà giàu mới.
Một số chuyên gia nhận định Triều Tiên đang chạy đua triển khai các dự án lớn nhằm mở rộng thị trường bất động sản cho thuê hoặc sở hữu cá nhân. Ông Kim Kum-chol, kiến trúc sư của Học viện Kiến trúc Paektusan (Triều Tiên), cho biết: "Từ năm 2012, chúng tôi xây dựng một dự án mới mỗi năm". Ông Kim chia sẻ 3 dự án chính trong năm nay, thứ nhất là tái phát triển trung tâm Bình Nhưỡng, thay thế nhà ở thấp tầng từ sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) bằng nhiều tòa nhà chọc trời mới, các văn phòng, tòa nhà công cộng và khu dân cư cao tầng. Thứ hai, khu Wonsan-Kalma ở bờ biển phía Đông sẽ được xây dựng hơn 10 khách sạn và hàng ngàn nhà ở cùng các cơ sở giải trí. Dự án thứ 3 là thị trấn Samjiyon gần biên giới Trung Quốc dự kiến trở thành một bảo tàng giáo dục truyền thống cách mạng ngoài trời và một trung tâm trồng khoai tây được cơ giới hóa "khiến thế giới phải ghen tị".
Người dân Triều Tiên trên phố Ryomyong - khu dân cư mới nhất ở thủ đô Bình Nhưỡng Ảnh: AP
Giới nhà giàu mới của Triều Tiên được gọi là "donju" (tạm dịch: ông chủ lắm tiền). Những doanh nhân này hầu hết sống ở Bình Nhưỡng và khu vực Wonsan, nơi hoạt động xây dựng diễn ra mạnh mẽ nhất. Đa phần nhà cao tầng mới xây bao gồm các căn hộ cao cấp ở những vị trí đắc địa - như ở trung tâm Bình Nhưỡng, dọc các bờ sông hay nhìn ra biển - và có giá cao. Tuy nhiên, theo AP, hiện chưa rõ những dự án này đã huy động được đủ vốn hay chưa.
Ông Benjamin Katzeff Silberstein, học giả Viện Nghiên cứu chính sách ngoại giao (Mỹ), cho rằng việc Trung Quốc thu hẹp đầu tư kể từ tháng 9 năm ngoái và Triều Tiên không có khả năng vay vốn hay lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến hoài nghi về sự bùng nổ kinh tế lẫn khả năng "nuôi" quân đội của Bình Nhưỡng. Điều này có thể giải thích việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có các cuộc đàm phán ngoại giao với Hàn Quốc và Trung Quốc trong những tháng qua. Nếu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên được xoa dịu, đây sẽ là 2 nguồn đầu tư và hỗ trợ lớn tiềm năng.
Kim Jong-un vắng mặt trong phiên họp quốc hội Lãnh đạo Triều Tiên không tham gia phiên làm việc hôm qua của quốc hội khi các đại biểu ở Bình Nhưỡng thông qua các ... |
Trung Quốc không ngồi bên lề Trung Quốc có thể bất ngờ khi cuộc hội đàm thượng đỉnh tiềm năng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều ... |
Tường Châu