Ông Nhất không góp tiền làm đường liền bị nhiều hộ dân xây lấp cổng. Khi ông Nhất chịu đóng thì họ yêu cầu phải bù tiền lấp cổng.
Ngày 6/6/2018, ông Nguyễn Văn Nhất, thôn 4, xã Quảng Tín (huyện Đắk R\'Lấp, Đắk Nông) chia sẻ: "Đã hơn tháng nay, tôi bị bà con xây lấp cổng, không có lối đi. Bây giờ gia đình muốn ra ngoài phải đi vòng, thông qua cây cầu tre khiến con đường dẫn ra trục đường chính dài hơn 13km".
Theo ông Nhất, sự việc bắt đầu từ khi xã Quảng Tín có chủ trương làm đường để đạt danh hiệu nông thôn mới. Trong quá trình làm đường, các hộ dân sống tại thôn 4 sẽ góp tiền với UBND xã để xây dựng, mỗi hộ dân đóng gần 3 triệu đồng.
Hàng ngày gia đình ông Nhất phải đi qua cây cầu tre vì bị người dân lấp cổng.
Vì gia đình ông Nhất khó khăn nên không có tiền đóng, con mới đi viện, nhà lại ở cuối đường nên ông xin đóng góp 50% nhưng các hộ dân khác trong thôn không chịu.
"Ngày làm đường cũng là ngày các hộ dân huy động nhau mang đá, vật liệu đến xây lấp cổng của gia đình nhà tôi lại. Đến khi thấy việc đi lại khó khăn, tôi cố vay mượn cho đủ số tiền góp xây đường như bao nhà khác thì người dân lại yêu cầu gia đình tôi phải bù thêm tiền nguyên vật liệu xây cổng. Thú thực tôi không có đủ nên đành đi đường vòng" - ông Nhất chia sẻ.
Trong quá trình xây tường rào, các hộ dân trong tổ còn tự ý xâm hại một số tài sản như: hàng rào cột bê tông, lưới B40, một số cây thanh long dọc hàng rào của gia đình ông Nhất.
Ông Võ Trọng Tài - Chủ tịch UBND xã Quảng Tín xác nhận việc người dân thôn 4 tự ý xây dựng chắn bức tường lấp cổng của gia đình ông Nhất là sai nhưng không xử lý vì "chúng tôi không vì một người mà làm mất lòng 85 hộ dân còn lại”.
Ông Tài còn cho rằng, nếu du di cho ông Nhất không khéo sẽ gây ra bức xúc cho người dân và tạo ra điểm nóng tại địa phương.
Cổng nhà ông Nhất bị người dân thôn 4, xa Quảng Tín lấp vì không chịu đóng tiền đường.
Trước đó, vào tháng 10/2017, Bí thư chi bộ và Trưởng thôn Sơn Tây, xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa, Phú Yên đã tổ chức chặn xe rước dâu để đòi 2 triệu đồng mà gia đình chú rể chưa đóng xây dựng nông thôn mới.
"Họ nói con đường này do Nhà nước hỗ trợ xi măng, dân đóng góp tiền để làm. Họ buộc phải trả nợ xong thì mới được đi. Sau hồi phân trần, ông trưởng thôn lập biên bản, buộc gia đình tôi phải ký hẹn ngày nộp 2 triệu đồng mới cho xe đi." - người thân chú rể kể.
Cũng theo lời người này, khi thôn Sơn Tây làm đường dưới hình thức xây dựng nông thôn mới, quy định mỗi gia đình đóng 6 triệu đồng. Nhưng do chưa có tiền nên gia đình mới nộp 3 triệu đồng.
Trong khi đó chú rể đang sống ở khu vực khác, cũng đã góp tiền làm đường nông thôn mới ở nơi ở đó nên cho rằng mình không phải đóng ở nơi ở cũ nữa. Sau khi sự việc xảy ra, gia đình chú rể rất bức xúc, yêu cầu lãnh đạo thôn Sơn Tây phải xin lỗi.
Vận động dân đóng tiền làm đường rồi mang nộp kho bạc Người dân bức xúc đòi tiền đóng góp làm đường vì đã gần 6 năm qua mà họ vẫn phải đi trên con đường lầy ... |
Xã nghèo \'chịu chơi\' bỏ 9 tỷ đồng làm không nổi 1km đường Con đường dẫn lên ngôi đền thờ Thất Vị Đại Vương ở xã Bồ Lý (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) dài 1km được đầu tư 9 ... |