Theo quy hoạch TP Hà Nội sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị (metro) để đáp ứng nhu cầu vận tải khách công cộng của người dân, giảm phương tiện giao thông cá nhân, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm mỗi trường.
Cụ thể, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản, có thời gian thực hiện ban đầu là từ năm 2009 đến năm 2015. Tuy nhiên, do việc điều chỉnh dự án nên dự kiến thời gian hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành toàn tuyến là năm 2027; thời điểm kết thúc công tác đào tạo vận hành bảo dưỡng là 5 năm (từ năm 2027 đến năm 2032).
Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 19.555 tỷ đồng hiện có thể tăng lên tới 35.679 tỷ đồng. Lũy kế giải ngân từ khi bắt đầu thực hiện dự án đến tháng 8/2021 đạt 974 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn đối ứng đạt 355 tỷ đồng; nguồn vốn ODA đạt 619 tỷ đồng.
Dự án chậm triển khai do việc điều chỉnh dự án kéo dài từ tháng 10/2012 đến nay chưa được phê duyệt, vướng mắc chủ yếu liên quan đến trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án theo quy định của Luật xây dựng, Luật đầu tư công và Nghị định 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn ODA; quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9.
Theo quy hoạch, tuyến metro này sẽ kéo dài từ Nam Thăng Long đến sân bay Nội Bài.
Quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị trên địa bàn TP Hà Nội |
Dự án đường sắt đô thị số 1, Yên Viên - Ngọc Hồi, giai đoạn 1 được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 3304/QĐ-BGTVT ngày 31/10/2008 với thời gian hực hiện từ năm 2007 đến năm 2017; đến năm 2017 được phê duyệt điều chỉnh với dự kiến thực hiện từ năm 2017 đến năm 2024.
Dự án mới giải ngân 842,4 tỷ đồng vốn vay ODA Nhật Bản để thực hiện công tác thiết kế kỹ thuật của dự án (từ năm 2009 đến năm 2014); giải ngân 1.412 tỷ đồng vốn đối ứng để thực hiện các công tác như: giải phóng mặt bằng, quản lý dự án, chi phí tư vấn trong nước, chi phí khác.
Hiện Bộ GTVT đang xem xét bàn giao dự án cho UBND TP Hà Nội để tiếp tục triển khai đảm bảo tính đồng bộ với các tuyến đường sắt đô thị khác, tạo thuận lợi trong việc điều hành, kết nối với hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố và phù hợp với quy định của Luật Đường sắt, Luật Ngân sách, Luật Quản lý nợ công.
Đoạn trên cao dự án đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội lùi thời gian khai thác vào cuối 2022 |
Lùi thời gian khai thác đoạn trên cao Nhổn- Ga Hà Nội
Với dự án metro Nhổn-Ga Hà Nội cũng đang bị chậm tiến độ phần lớn do việc chậm trễ giải phóng mặt bằng. Hiện, liên danh nhà thầu Huyndai- Ghella đang dừng thi công toàn bộ đoàn ngầm từ tháng 6/2021 đến nay để yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại 114,7 triệu USD. TP Hà Nội đã thành lập Ban giải quyết sự việc, phối hợp với liên danh nhà thầu để đàm phán giá trị bồi thường.
Trong khi đó, đoạn trên cao dự kiến khai thác trước vào năm 2021 nhưng do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nên sẽ phải kéo dài đến cuối năm 2022 mới có thể đưa vào khai thác đoạn trên cao này, còn đoạn ngầm sẽ khai thác sau.
Dự án đường sắt đô thị tuyến số 5, Văn Cao- Hòa Lạc vừa được UBND TP Hà Nội trình Chính phủ, Bộ KH-ĐT. Dự án có chiều dài 30km với tổng mức đầu tư 65.000 tỷ đồng, đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và đặc biệt, không phân kỳ đầu tư.
Dự án này được UBND TP Hà Nội dự kiến khởi công trong giai đoạn 2021-2025, hoàn thành trong giai đoạn 2025-2030. TP Hà Nội cho hay, các dự án đường sắt đô thị triển khai sau này sẽ được rút kinh nghiệm từ những tuyến khác như Cát Linh- Hà Đông, Nhổn- Ga Hà Nội nên tiến độ chắc chắn sẽ được đẩy nhanh hơn.
Nhà thầu Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội dừng thi công, đòi bồi thường 114,7 triệu USD Nhà thầu thi công ga và tuyến ngầm đòi bồi thường 114,7 triệu USD, nếu hòa giải không thành, có thể phải giải quyết tại ... |
Các dự án đường sắt đô thị quan trọng tại Hà Nội đều lùi hạn khai thác Chính phủ vừa có báo cáo Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia, trong đó có một số dự án đường ... |