Nếu từ chối làm theo yêu cầu của cảnh sát, tài xế sẽ "tự động" bị treo bằng, kèm theo hình phạt tiền và phạt tù.
Theo thống kê của Cơ quan An toàn giao thông quốc gia Mỹ, khoảng 20% những người bị nghi ngờ lái xe say xỉn tại Mỹ không hợp tác khi được yêu cầu thổi vào máy đo.
Một số tài xế cho rằng nếu không thổi vào máy đo, cảnh sát sẽ không có bằng chứng về sai phạm của mình. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đo nồng độ cồn trong máu, công tố viên vẫn có thể buộc tội người bị nghi lái xe say xỉn tại tòa dựa vào các bằng chứng khác như tang vật trong xe, quan sát chủ quan của cảnh sát viên, lời khai người chứng kiến, và kết quả bài kiểm tra say xỉn tại hiện trường...
Tại một số bang, hành vi từ chối thổi vào máy đo còn có thể bị coi là dấu hiệu phạm tội và là bằng chứng bất lợi tại tòa.
Việc từ chối thổi vào máy đo sẽ bị coi là tự tước quyền lái xe.
Dù với các mức khác nhau song mọi bang ở Mỹ đều áp dụng lý thuyết ưng thuận ngầm (implied consent doctrine). Theo đó, lái xe là một đặc ân, không phải quyền lợi. Khi được cấp bằng lái xe, người đó được coi là đã ngầm đồng ý với nhà chức trách sẽ tự nguyện kiểm tra nồng độ cồn. Như vậy, tài xế từ chối cũng đồng nghĩa với việc mất quyền lái xe.
Các hành động có thể được coi là từ chối bị kiểm tra nồng độ cồn bao gồm: không chịu bỏ đồ trong miệng ra (như kẹo cao su) theo yêu cầu, hút thuốc, từ chối thổi vào máy sau khi 30 phút chờ luật sư hoặc nhân chứng đã hết, không thổi đúng như hướng dẫn, không cung cấp mẫu khí thở lần hai hoặc lần ba (nếu hai lần đầu chênh lệch lớn).
Tùy quy định mỗi bang, với mức độ không hợp tác, tài xế có thể bị tạm giữ hoặc hủy bằng lái, phạt tiền, và thậm chí bị bỏ tù khi lực lượng chức năng có căn cứ hợp lý cho rằng người đó lái xe khi say xỉn. Những người tái phạm sẽ bị tước bằng lái trong thời gian dài hơn hoặc đi kèm án tù.
Ví dụ tại bang New York, người từ chối đo nồng độ cồn sẽ tự động bị tạm giữ bằng 6 tháng và bị phạt 500 USD. Tại bang Massachusetts, hình phạt cũng là 6 tháng treo bằng, nhưng sự bất hợp tác không được coi là dấu hiệu tội lỗi tại tòa. Tài xế tại bang này sẽ bị tước bằng suốt đời nếu từ chối khi trước đó đã có ba tiền án lái xe khi say. Tại bang Ohio, tài xế bị tạm giam ít nhất 6 ngày, hoặc ba ngày tù đi kèm chương trình cải tạo 72 tiếng.
Để đối phó với những lái xe ngoan cố, một số bang áp dụng chính sách nặng tay hơn, chẳng hạn cho phép cảnh sát có thể xin lệnh khám của tòa qua điện thoại. Với lệnh khám, tài xế sẽ bị cưỡng chế lấy máu xét nghiệm, không thể câu giờ để dần tỉnh táo trong quá trình chờ xin lệnh bằng văn bản.
DNA giúp cảnh sát Mỹ phá hai vụ án mạng bí ẩn suốt 2 thập kỉ Hai vụ án mạng tưởng chừng không liên quan xảy ra vào năm 1998, với nạn nhân là một phụ nữ gốc Á và một ... |
Cảnh sát Mỹ kêu gọi người hôi của trả lại 30.000 USD bay khỏi xe tải Cảnh sát Mỹ phải phong tỏa một con đường ở bang Michigan để giúp một tài xế xe tải thu lại số tiền bị rơi ... |
Quốc Đạt (Theo Findlaw, Browning Long Law)