Tự chủ hoàn toàn theo cơ chế thị trường hay tự chủ một phần với sự quản lý của nhà nước là những câu hỏi được đặt ra khi Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công khảo sát tại Đảng uỷ khối doanh nghiệp Trung ương chiều 25.11.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng tình việc tăng cường tính tự chủ về thực hiện chính sách lương cho DNNN. Ảnh:Người lao động |
Khối DN trung ương hiện có 33 tập đoàn, tổng công ty hoạt động theo hình thức DNNN thuộc 6 lĩnh vực ngành nghề với tổng vốn chủ sở hữu gần 1,3 triệu tỉ đồng, tương đương gần 90% tổng số vốn nhà nước đầu tư và DN. Tổng doanh thu hàng năm hơn 1 triệu tỉ đồng, lợi nhuận đạt hơn 82.000 tỉ đồng và chỉ có 1 đơn vị thua lỗ là Vinashin.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, việc khảo sát tiền lương tại khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoặc nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối là nội dung quan trọng trong Đề án cải cách tiền lương sẽ trình Trung ương thảo luận, trong đó nhiều vấn đề được đặt ra để các đơn vị thảo luận đóng góp ý kiến. Cụ thể, trên cơ sở thực hiện chế độ tiền lương thưởng, thù lao theo cơ chế thị trường không cào bằng, vai trò quản lý của nhà nước sẽ thế nào trong các DNNN.
Ngoài ra, cần tăng cường tính tự chủ về thực hiện chính sách lương cho doanh nghiệp nhưng cần có lộ trình để triển khai. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn phải quản lý lương tối thiểu vùng theo thông lệ quốc tế, quản lý việc chi trả lương cho chức danh đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Chức danh lãnh đạo DNNN mà Nhà nước không quy định thì sẽ “thả nổi” để doanh nghiệp tự quyết định mức lương.
Trưởng Ban chỉ đạo cũng yêu cầu các Bộ xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của các DNNN để xác định mức chi trả tiền lương phù hợp của DNNN; quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ để đáp ứng nhu cầu công việc bán thời gian, theo thời vụ theo nhu cầu của doanh nghiệp và người lao động.
Về điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng, Trưởng Ban chỉ đạo đề nghị cần tính tới việc tích luỹ biến động của chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ tăng năng suất lao động; đồng tình với các ý kiến cho rằng Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng thay vì Chính phủ phải ban hành Nghị quyết để điều chỉnh như hiện nay.
Trưởng Ban chỉ đạo cũng đề nghị các Bộ nghiên cứu bỏ thang, bảng lương trong khối sản xuất kinh doanh theo lộ trình để tự doanh nghiệp quyết định tiền lương; tăng cường các thành viên của Hội đồng tiền lương quốc gia với các thành viên là đại diện cho giới chủ và các chuyên gia tiền lương độc lập.
Lương giáo viên hiện nay cao nhất gần 11 triệu đồng/tháng Theo báo cáo thực hiện chính sách tiền lương mới nhất của Bộ GDĐT, tổng thu nhập bình quân của giáo viên tại các cơ ... |
TS Hồ Thiệu Hùng: \'Muốn biết tương lai của giáo dục, nhìn cách cư xử với nhà giáo\' Câu chuyện tiền lương, đời sống cho giáo viên một lần nữa được "làm nóng" bởi chia sẻ của những nhà giáo hưu trí ở ... |
Quá nhiều loại phụ cấp làm mất bản chất tiền lương Chính sách tiền lương còn nhiều bất cập với mức lương thấp, chưa sát đặc thù nghề nghiệp, tồn tại quá nhiều phụ cấp |
(https://laodong.vn/kinh-te/cai-cach-tien-luong-khoi-doanh-nghiep-nha-nuoc-tang-tu-chu-va-co-lo-trinh-578274.ldo)