Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 46/CT-TTg về việc tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới. Chỉ thị nêu rõ: Không quảng cáo và kinh doanh đồ uống có cồn, nước ngọt có ga và các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe trong trường học. Liên quan đến lệnh cấm này, đa số chuyên gia, nhà giáo và ngay cả nhà sản xuất đồ uống đều đồng tình. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, không nên cấm tuyệt đối mà để cho chính phụ huynh, học sinh và nhà trường lựa chọn.

cam kinh doanh nuoc ngot tai truong hoc kho hay de
Nước ngọt có ga bị cấm bán tại các trường học. Ảnh: A.C

Nên cấm cả khu vực quanh trường học

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GDĐT - cho biết, bộ đã nắm được tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng. Hiện các vụ, phòng, ban liên quan đang soạn văn bản trình lãnh đạo Bộ GDĐT phê duyệt để chỉ đạo các trường thực hiện.

PGS-TS Trần Hồng Côn - Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho biết: Tất cả đồ uống có ga, đồ uống đóng chai đều sử dụng phụ gia thực phẩm, đồng thời nén khí CO2 vào tạo ga. Học sinh là lứa tuổi đang phát triển, nếu lạm dụng nước uống đóng chai có ga hàng ngày thì không có lợi cho sức khỏe.

Cần xác định, đối với các hãng nước uống uy tín, có sử dụng đúng giới hạn phụ phẩm cho phép thì những tác hại trên sẽ ảnh hưởng tối thiểu đến sức khỏe con người nếu dùng vừa phải, ví dụ, 1 tuần dùng 1, 2 lần với lượng vừa phải. Tuy nhiên, nếu là ngày nào cũng dùng thì những tác hại đó vẫn cứ ảnh hưởng đến sức khỏe bình thường.

Phân tích sâu hơn, TS Côn chỉ ra rằng, khí ga được tạo nên do nén CO2, khi uống có vị chua và xít răng. Điều này khiến men răng bị ảnh hưởng, làm giảm sự bền vững của răng. Hơn nữa, các loại nước còn có thành phần chất bảo quản, chất phụ gia thực phẩm để tạo ngọt có thể bằng đường hóa học thì không có lợi. Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu thì việc sử dụng cả phụ gia thực phẩm và ga nén sẽ không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ con. Ông Côn còn đề xuất, cần hạn chế cả bán ở ngay cổng trường, khu vực các cửa hàng lân cận trường học.

Đồng quan điểm trên, chị Ngô Thanh - phụ huynh học sinh trường tiểu học Phan Đình Giót, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội - chia sẻ: “Tôi đồng ý với lệnh cấm của Chính phủ. Chưa cần phân tích hóa học thì cũng thấy trẻ uống nhiều đồ ngọt, đồ có gas là biếng ăn. Với cơ thể trẻ, tiêu thụ bất cứ hóa chất nào đều không có lợi. Đồ uống có đường còn rất dễ gây béo phì nữa”.

Nên để phụ huynh và nhà trường lựa chọn?

Với tư cách là 1 DN cung cấp sản phẩm nước giải khát có ga và có đường, đại diện của Coca-Cola cho biết: DN đồng tình với Thủ tướng về việc tăng cường dinh dưỡng cho học sinh ở trường học. Tuy nhiên, Coca-Cola cho rằng, không nên cấm tuyệt đối việc bán nước ngọt có ga tại trường học mà nên để cho phụ huynh, người giáo dưỡng hoặc ban giám hiệu nhà trường lựa chọn và quyết định nhằm đáp ứng nhu cầu của trường học và các em học sinh. Các DN cần cam kết thông tin dinh dưỡng minh bạch, dễ hiểu trên nhãn sản phẩm, cũng như cung cấp các sản phẩm có dung tích phù hợp trong việc kiểm soát năng lượng thu nạp phù hợp với nhu cầu.

Coca-Cola ủng hộ khuyến cáo từ W.H.O nên kiểm soát lượng đường bổ sung vào cơ thể ở mức không quá 10% so với tổng năng lượng hấp thu. DN cũng đang tiến hành giảm bớt lượng đường và calories trên rất nhiều sản phẩm của công ty, đồng thời giới thiệu những thức uống mới, cung cấp nhiều thêm các chất dinh dưỡng và tính năng có lợi cho sức khỏe. Cũng theo đại diện của Coca-Cola, Coca-Cola không thực hiện bất cứ chương trình quảng bá thương hiệu nào trên các phương tiện truyền thông trực tiếp hướng đến trẻ em dưới 12 tuổi (là các kênh có từ 35% lượng khán giả trở lên là trẻ em dưới 12 tuổi), bao gồm các chương trình truyền hình, báo giấy, báo điện tử, mạng xã hội, phim ảnh, tin nhắn hay email.

Học sinh chỉ nên uống nước lọc

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia Viện Công nghệ Sinh Học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội - cho rằng: Học sinh phổ thông (nhất là tiểu học và THCS) thì cần ăn uống các chất dinh dưỡng để phát triển cơ thể chứ không phải chỉ là những thứ nước ngọt có gas - đây chỉ là loại nước giải khát mà không có tác dụng dinh dưỡng. Tốt nhất, để giải khát, học sinh chỉ cần uống nước lọc không cần pha chế gì thêm, kể cả chè hay cà phê vì không đúng với lứa tuổi trẻ em. “Thành phần chính của các loại nước ngọt có gas thường có đường Carbonhydrat, trẻ em đâu cần uống nhiều loại đường này vì dễ gây béo phì. Năng lượng mà nước có gas cung cấp cho người uống chính là đường. Nhưng đây không phải nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ là Protein để cho trẻ lớn”, ông Thịnh nhấn mạnh.

cam kinh doanh nuoc ngot tai truong hoc kho hay de

Bộ GD&ĐT yêu cầu khắc phục bệnh thành tích

Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD&ĐT, trường học về việc từng bước khắc phục bệnh thành tích.

cam kinh doanh nuoc ngot tai truong hoc kho hay de

Điện thoại trong trường học: Nếu cấm thì học sinh dùng lén

Quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học, kể cả giờ ra chơi đang là vấn đề gây nhiều ...

/ Báo Lao động