Băn khoăn về quy định thẩm tra kê khai tài sản trong dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói: "Có chuyện cán bộ ta không phải là nghèo nhưng kê khai lại rất nghèo. Luật phải thiết kế làm sao có muốn tham nhũng cũng không được".
Sáng nay 11-4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), nhiều thành viên của UBTVQH băn khoăn tính khả thi của dự án Luật Phòng, chống (sửa đổi).
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật cho biết Chính phủ vẫn giữ nguyên phương án từng bước mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi, dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh lý về quy định đối tượng có nghĩa vụ kê khai.
Cụ thể đối tượng có nghĩa vụ kê khai bao gồm: các đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp; người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, , công chức, một số chức danh trong quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc cử giữ chức danh quản lý trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Riêng đối với nhóm đối tượng là cán bộ, công chức khi lần đầu làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước, thì việc kê khai chỉ nhằm hình thành cơ sở dữ liệu chung phục vụ cho công tác quản lý cán bộ như đang triển khai trên thực tế hiện nay khi kê khai hồ sơ cán bộ, công chức và không thuộc diện kiểm soát tài sản, thu nhập.
Giải trình lý do giữ nguyên phương án từng bước mở rộng đối tượng, Chính phủ nêu rằng Trung ương Đảng đã 2 lần chỉ đạo về việc tiến tới, từng bước mở rộng diện kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Bên cạnh đó, kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống cho thấy, nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập còn hình thức, chưa thực chất xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có việc chưa quản lý được dữ liệu bản kê khai, chưa kiểm soát được biến động tài sản, thu nhập, chưa xác minh được nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm của đối tượng có nghĩa vụ kê khai theo quy định của pháp luật.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
Bày tỏ sự băn khoăn về việc mở rộng đối tượng kê khai tài sản trong dự luật, Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc thẳng thắn cho rằng hiện nay, diện đối tượng phải kê khai tài sản đã phải tiến hành theo kiểu "vừa làm vừa dò" mà luật sửa đổi tăng thêm đối tượng là rất khó thực hiện.
Tổng thư ký QH cũng đề nghị cơ quan soạn thảo luật cần nghiên cứu kỹ quy định thẩm tra bản kê khai tài sản.
"Hiện nay khi đọc hồ sơ nhân sự được giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thì đại biểu làm sao mà biết được họ kê khai tài sản đúng hay sai. Thực tế có chuyện cán bộ ta không phải là nghèo nhưng kê khai lại rất nghèo. Luật phải thiết kế làm sao có muốn tham nhũng cũng không được" – ông Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh.
Từ đó, ông Nguyễn Hạnh Phúc kiến nghị cần có cơ quan thẩm tra độc lập một cách tương đối để biết được việc kê khai tài sản đúng sai thế nào.
"Kể cả ứng cử viên bầu đại biểu Quốc hội cũng cần có thẩm tra sơ bộ về kê khai tài sản chứ để bầu rồi lại bãi nhiệm thì không hay chút nào cả. Khoá này có đến 7-8 đại biểu bị bãi nhiệm, đau xót lắm" - ông Phúc chia sẻ.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến nêu vấn đề khi bầu cử và bổ nhiệm thì bắt buộc phải kê khai tài sản. Trong khi hiện nay các bản kê khai chỉ thể hiện tài sản hợp pháp, thậm chí thấp hơn thu nhập thực tế và tài sản hiện có, nếu không quy định rộng hơn thì khó có thể phát hiện được tham nhũng.
"Song căn cứ vào quy định trong dự luật thì khó có thể tìm được tài sản bất minh vì không thể xác minh được tài sản "cất giữ" trong con cái đã thành niên, họ hàng thân thích..."- ông Chiến nhìn nhận.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết cử tri rất ủng hộ phải có biện pháp phòng, chống tham nhũng một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, ông Dũng băn khoăn về tính hiệu quả của dự luật.
"Hiện có một bộ phận cán bộ có tài sản nhất định đang nghe ngóng xem luật quy định như thế nào để "ứng xử" cho phù hợp, trong đó có việc đầu tư cho con đi học nước ngoài, đi chữa bệnh nước ngoài..."- ông Dũng lo ngại.
Theo ông Dũng, (sửa đổi) phải quy định theo hướng vừa chống được tham nhũng mà đồng tiền có trong nước không chạy ra nước ngoài.
"Chúng ta vay nước ngoài vài triệu USD thì cảm ơn lên, cảm ơn xuống nhưng ta không khéo làm mất hàng chục tỉ USD lại chả thấy xót xa gì. Có thời kỳ chúng ta quá cứng nhắc, không phù hợp, khiến không ít tiền chạy tuột ra nước ngoài"- ông Dũng quan ngại.
Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng cũng băn khoăn tính khả thi của "giải trình hợp lý" về nguồn gốc tài sản, kể cả trường hợp không tham nhũng. Ông Dũng dẫn ví dụ nhận món quà trị giá trên 200 USD là không được phép và nếu có nhận thì phải kê rồi nộp thuế thu nhập cá nhân. Sau này tài sản đó phát hiện ra tham ô, tham nhũng thì xử lý theo quy định của pháp luật.
"Luật pháp họ có hàng trăm năm, họ thanh toán không dùng tiền mặt. Mình ra nước ngoài mua một bộ áo quần 200- 300USD bằng tiền mặt họ không bán đâu. Minh bạch của họ như vậy. Ở New York có biển quảng cáo lớn công khai ngày hôm nay, mỗi người dân Mỹ đang nợ bao nhiêu. Luật pháp của ta đang dần hoàn thiện. Ta so sánh với nước thể chế đã hoàn thiện từ hàng trăm năm thì khó lắm"- ông Dũng bộc bạch.
Ông Phan Xuân Dũng kiến nghị sau kỳ thứ 5 (tháng 5-2018) thì còn một kỳ họp Quốc hội nữa mới thông qua, vì vậy phải tính toán kỹ để chống tham nhũng nhưng đừng mất tiền của của đất nước của nhân dân.
Đối tượng thuộc diện , quản lý kiểm soát như cán bộ
Tổng Thanh tra Lê Minh Khái cho biết tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng không tách riêng quy định về cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập của nhóm đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và người có nghĩa vụ kê khai khác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng mà áp dụng các quy định của Luật Phòng chống tham nhũng như đối với cán bộ, công chức nói chung trong hệ thống chính trị.
Thế Dũng
Một số ứng viên giáo sư, phó giáo sư gian dối trong kê khai hồ sơ Có ứng viên làm mới hồ sơ, dựng lại hợp đồng giảng dạy từ năm 2012-2014 để tính vào cuối năm 2017. |
Coi chừng “vẽ đường”… cho tài sản bất minh Đề xuất truy thu đến 45% giá trị tài sản kê khai không trung thực, nghe thì có vẻ “được” nhiều về nguồn thu, nhưng ... |
Quan chức kê khai không trung thực: Truy thu thuế 45% Với tài sản, thu nhập kê khai không trung thực hoặc tài sản, thu nhập tăng thêm không được giải trình hợp lý có thể ... |