Mặc dù được xuất viện vài ngày trước, số phận cựu điệp viên Sergei Skripal dường như đã rơi vào quên lãng. Nước Anh dường như đã nhận ra cái cớ chống Nga của mình không hiệu quả.
Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ phải cần đến Nga để cứu vãn JCPOA. |
Cựu điệp viên Sergei Skripal đã được xuất viện hôm 18/5, sau những tranh cãi xoay quanh cáo buộc đầu độc giữa Anh và Nga kéo dài nhiều tháng qua. Với nhiều lý do khác nhau, giới phân tích cho rằng, vụ Skripal sẽ nhanh chóng rơi vào lãng quên khi London sẽ phải cần đến Moscow giải quyết một số vấn đề hiện tại.
Adam Garrie, Giám đốc Eurasia Future – trung tâm phân tích chính trị châu Á và Trung Đông cho rằng, cho dù London muốn sử dụng vụ việc Skripal để đánh bại Nga, nước này vẫn cần Moscow trong cuộc chiến sắp tới khi thỏa thuận hạt nhân Iran bị Tổng thống Donald Trump bỏ rơi vào ngày 8/5.
"Bây giờ châu Âu sẽ phải làm việc với cả Nga và Trung Quốc nếu muốn giữ lại JCPOA (thỏa thuận hạt nhân của Iran). Châu Âu (trong đó có Anh) có thể cần phải nới lỏng biện pháp trừng phạt chống lại Nga vì JCPOA và mở cửa thị trường EU sang Trung Quốc”, nhà phân tích nói với Sputnik.
Vào ngày 17/5, Thủ tướng Theresa May đã gặp Thủ tướng Merkel của Đức và Tổng thống Macron của Pháp tại Sofia. Cả ba "nhắc lại cam kết bền vững của họ để đảm bảo thỏa thuận được duy trì" và "cam kết sẽ làm việc với các bên còn lại của thỏa thuận ".
Sergei Skripal rời bệnh viện, câu chuyện đi vào quên lãng
Cựu điệp viên Sergei Skripal, nhân vật bị tấn công bằng chất độc tại Salisbury, Anh đã được xuất viện. Vụ đầu độc bí ẩn đã thúc đẩy một loạt các động thái làm sụt giảm quan hệ ngoại giao giữa Anh và Nga sau khi London đổ lỗi cho Moscow đứng đằng sau vụ việc.
Lãnh đạo Anh nhấn mạnh rằng cựu điệp viên hai mang đã bị đầu độc bởi "Novichok", tên khác của các loại chất độc thần kinh như A230 (A232, A234) được phát triển ở Liên Xô trong những năm 1970.
Tuy nhiên, kể từ sự sụp đổ của Liên Xô, các công thức này đã không còn là bí mật. Thậm chí, chính các nhà khoa học châu Âu như Séc và Đức đã có loại chất độc này trong tay.
Bất chất các cuộc điều tra không thể xác định được loại chất độc trong vụ việc có liên quan đến Nga, phía Anh vẫn mặc định cho rằng Moscow đứng sau chủ mưu.
"Anh không bao giờ quan tâm đến một cách tiếp cận hợp lý để tìm hiểu những gì đã xảy ra ở Salisbury", nhà phân tích Garrie nhấn mạnh. "Họ quan tâm đến một cái cớ để gia hạn các biện pháp trừng phạt cũ và vượt ngưỡng bằng những biện pháp trừng phạt mới".
Công chúng phương Tây đã ngán ngẩm những câu chuyện tương tự như vụ Skripal. |
Nhà phân tích chính trị lưu ý rằng các phương tiện truyền thông chính thống của Anh thậm chí còn cố tình lờ đi lập luận không rõ ràng của chính phủ: "Thực tế là không có phương tiện truyền thông chính thống nào của Anh nói gì cả, cho thấy báo chí hiện nay chỉ đơn thuần đi theo quan điểm của Chính phủ”.
Theo chuyên gia Garrie, vụ án Skripal vẫn chỉ là một chương khác trong câu chuyện trừng phạt chống Nga của phương Tây. Mặc dù cuộc điều tra về cáo buộc đầu độc vẫn đang diễn ra, chuyên gia này tin rằng "nó sẽ sớm kết thúc mà chẳng hề mang lại bất kỳ ý nghĩa gì”.
Nhà phân tích giải thích rằng toàn bộ vụ việc chỉ là cái cớ để phương Tây đạt được 3 mục đích.
Thứ nhất, để đánh lạc hướng vai trò của Nga trong cuộc chiến đang đến hồi kết ở Syria. Thứ hai, để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử 2018 mà trước đó được kỳ vọng sẽ là chiến thắng của Tổng thống Putin. Thứ ba, để ngăn cản người dân châu Âu tới dự World Cup bằng cách mô tả sự “máu lạnh” của người Nga.
Tuy nhiên, ông giải thích rằng "trong một thời điểm mà những câu chuyện về Nga đã quá bão hòa”, hầu hết những người quan tâm về vụ việc đều đã quá ngán ngẩm với những tuyên truyền lặp đi lặp lại của phương Tây về cái gọi là “mối đe dọa nguy hiểm” đến từ Nga. Vì vậy, “quân bài” Skripal của Anh đã vô tác dụng.
Hầu hết người dân ở châu Âu và Bắc Mỹ quan tâm nhiều hơn về công việc, tiền lương, thể thao và giá cả hàng hóa – những thứ gắn liền với cuộc sống của họ, thay vì chính trị, Garrie nhận xét.
Thậm chí, những ồn ào xung quanh Nga đã tạo ra một kết quả ngoài ý muốn. Nhiều người cảm thấy sự quá lố trong những câu chuyện chống Nga của Mỹ, Anh, Pháp và thậm chí còn cảm thấy thông cảm với Moscow nhiều hơn.
Mặt khác, chuyên gia Garrie tiếp tục, Chính phủ Anh đang cố gắng vật lộn để chuyển hướng sự chú ý của công chúng sau Brexit cũng như các vấn đề kinh tế và xã hội nghiêm trọng ở quê nhà.
"Tôi tin rằng một nhà văn hư cấu có thể nghĩ ra một cuốn tiểu thuyết nào đó để đánh lạc hướng những vụ bê bối khủng khiếp này, nhưng vì Chính phủ Anh dường như không thể tìm được một tác giả như vậy, họ chỉ đơn thuần là quay trở lại để tiêu diệt nước Nga”, Garrie kết luận.
Cựu điệp viên bị đầu độc Skripal Sergei đã được xuất viện Trong một thông báo, ông Cara Charles-Barks, Giám đốc điều hành bệnh viện Salisbury nêu rõ: "Thật là một thông tin tuyệt vời khi ông ... |
Vụ đầu độc điệp viên Sergei Skripal "chìm xuồng" một cách bí ẩn Vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái Yulia Skripal sôi sục trên báo chí vài tuần trước, nhưng giờ đây đã ... |