Tướng Kim Yong-chol được cho là đã bị loại khỏi nỗ lực đàm phán với Mỹ và việc này có thể mang lại cả cơ hội và thách thức cho Washington.

canh tay phai cua kim jong un bi that sung vi be tac voi my

Phó chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol (trái) và Tổng thống Mỹ Trump tại Nhà Trắng tháng 6/2018. Ảnh: AFP.

Phó chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol là nhà ngoại giao nổi bật nhất của nước này trong năm qua. Ông đã đến Nhà Trắng hai lần và là người dẫn đầu nỗ lực đàm phán với Mỹ để chuẩn bị cho hai cuộc gặp Trump - Kim.

Tuần này, truyền thông Hàn Quốc đưa tin Kim Yong-chol, người được coi là "cánh tay phải" của Kim Jong-un, đã bị "thất sủng". Báo Chosun Ilbo nói rằng ông này bị đưa đến trại lao động khổ sai, nhiều thành viên trong nhóm đàm phán của ông đã bị xử tử hoặc bị bỏ tù.

Các quan chức và nhà phân tích Hàn Quốc cảnh báo còn quá sớm để nói chính xác chuyện gì xảy ra. Các báo Hàn Quốc đưa ra những thông tin khác nhau. Chosun Ilbo viết rằng đặc phái viên Kim Hyok-chol, thành viên cốt cán trong đội ngũ của Kim Yong-chol, đã bị xử tử hồi tháng ba. Trong khi đó, một số trang khác cho biết ông này đang bị thẩm vấn. Mỹ nói rằng họ đang xác minh những thông tin này.

Nhưng tất cả đều đồng ý về một điều: Kim Yong-chol và nhóm đàm phán của ông, những người thúc đẩy hoạt động ngoại giao của Kim Jong-un với Washington, đã bị loại bỏ.

Kim Yong-chol và các thành viên cao cấp trong nhóm, bao gồm đặc phái viên Kim Hyok-chol, đã không xuất hiện trên truyền thông Triều Tiên kể từ sau khi hội nghị Trump - Kim lần hai không đạt được thỏa thuận.

canh tay phai cua kim jong un bi that sung vi be tac voi my

Đặc phái viên Triều Tiên Kim Hyok-chol tại Bắc Kinh ngày 19/2. Ảnh: Reuters.

Cheong Seong-chang, nhà phân tích tại Viện Sejong ở Hàn Quốc, cho rằng rõ ràng Kim Yong-chol đã mất vị trí điều phối viên hàng đầu trong đàm phán Mỹ - Triều. "Kim Yong-chol là người bị đổ lỗi nhiều nhất cho sự bế tắc trong cuộc đàm phán ở Hà Nội", ông nói.

Nhưng Cheong không tin rằng Kim Yong-chol đã bị đày vào trại tù chính trị, bởi vì ông vẫn giữ chức Phó chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên trong một cuộc họp quốc hội vào tháng 4. Jung Chang-hyun, người đứng đầu Viện Kinh tế và Hòa bình Hàn Quốc tại Seoul, cũng nói rằng sự hiện diện của Kim Yong-chol tại một cuộc họp của Bộ Chính trị Triều Tiên vào tháng 4 cho thấy ông vẫn còn quyền lực.

Tuy nhiên, hồi tháng 4, Kim Yong-chol bị cách chức trưởng Ban công tác Mặt trận Thống Nhất Triều Tiên - cơ quan đảng đã thay thế Bộ Ngoại giao Triều Tiên trong các cuộc đàm phán với Washington. Động thái này báo hiệu rằng tầm ảnh hưởng của ông đã bị hạn chế ở mức tối thiểu.

"Chúng tôi có thể nói rằng nhóm của Kim Yong-chol trong Ban công tác Mặt trận Thống Nhất Triều Tiên đã không còn", Joo Sung-ha, người Triều Tiên đào tẩu hiện là phóng viên tại báo Hàn Dong-A Ilbo, viết.

Kim Yong-chol, 73 tuổi, là người khiến đối phương khó nắm bắt. Trong các cuộc hội đàm Hàn - Triều những năm trước, ông thường cắt ngang cuộc đối thoại giữa các đại biểu hàng đầu. Ông từng hỏi các quan chức Hàn Quốc họ có biết cách giết một con voi bằng một phát súng trường không, ám chỉ ông ta đang ví Mỹ như con voi.

"Các anh phải bắn vào ngay giữa hai mắt của con thú", Kim Yong-chol nói.

Tuy nhiên, trong các cuộc họp gần đây với Mỹ, Kim Yong-chol không thể hiện thái độ tự mãn mà dường như làm theo các chỉ đạo nghiêm ngặt từ cấp trên. Phía Mỹ đã không thể đàm phán nghiêm túc với đội ngũ của ông về cách phi hạt nhân hóa Triều Tiên cụ thể. Một số quan chức Hàn Quốc tự hỏi liệu ông này còn sắc sảo như trước không.

Vị thế trong nước của Kim Yong-chol gia tăng sau hội nghị Trump - Kim đầu tiên tại Singapore vào tháng 6 năm ngoái. Ông Kim Jong-un đã đưa ra lời hứa mơ hồ là làm việc hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên để đổi lấy mối quan hệ mới với Washington. Truyền thông Triều Tiên ca ngợi sự kiện là một thành công lớn.

Nhưng sau hội nghị Trump - Kim thứ hai tại Hà Nội hồi tháng hai, Kim Jong-un về nước tay trắng, không thể thuyết phục được Mỹ nới lỏng trừng phạt. Kết cục này được coi là bước lùi lớn với Kim Jong-un.

Các nhà phân tích nhận định rằng Kim Yong-chol lầm tưởng rằng Trump rất muốn đạt được thỏa thuận để khoe nó như một thành tựu ngoại giao nên sẽ chấp nhận nới lỏng trừng phạt để đổi lấy việc Triều Tiên tháo dỡ một phần cơ sở vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Trump đã yêu cầu Triều Tiên phải phi hạt nhân hóa hoàn toàn thì mới dỡ bỏ cấm vận.

"Một người nào đó phải bị đổi lỗi vì sự mất thể diện của lãnh đạo tối cao và đó rõ ràng là Kim Yong-chol và nhóm của ông", Cheon Seong-whun, thuộc Viện nghiên cứu chính sách Asan ở Seoul, nói.

Việc Kim Yong-chol bị "thất sủng" có thể mang lại cả cơ hội và thách thức cho Washington.

"Triều Tiên nhiểu khả năng đi theo hướng cứng rắn hơn", ông Cheon nói. "Tuy nhiên, chúng ta không nên đánh giá quá cao tác động của một quan chức trong chính sách chung của Triều Tiên. Kim Jong-un là người có toàn quyền quyết định, tất cả cấp dưới đều có thể thay thế được".

Kim Yong-chol là tướng 4 sao từng đứng đầu Tổng cục Trinh sát, cơ quan tình báo quân đội hàng đầu của Triều Tiên. Ông là tiếng nói đại diện cho giới quân sự cứng rắn, những người không muốn từ bỏ kho vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc ông bị loại bỏ khỏi nỗ lực đàm phán sẽ khiến các quan chức ngoại giao Triều Tiên ôn hòa hơn trở thành những người "cầm trịch".

"Cửa sổ cho các cuộc đàm phán sẽ mở rộng hơn, nhưng chỉ khi Washington trở nên linh hoạt hơn", Cheong nói. "Những quan chức ngoại giao Triều Tiên này không có đủ quyền lực để hoàn toàn phớt lờ tiếng nói của quân đội".

Tin đồn về việc các nhà đàm phán Triều Tiên bị thanh trừng đã được truyền tai trong giới quan chức ở Washington ít nhất 5 tuần qua. Tuy nhiên, không có quan chức Mỹ nào công khai phát biểu về thông tin tình báo có thể xác nhận hoặc bác bỏ những tin đồn.

Mặc dù Triều Tiên gần đây thực hiện một số vụ thử tên lửa tầm ngắn, Tổng thống Trump liên tục khẳng định niềm tin của ông đối với Kim Jong-un trong các bài đăng trên Twitter và khuyến khích nối lại nỗ lực ngoại giao. Ông bỏ ngỏ khả năng ông và ông Kim có hội nghị thượng đỉnh thứ ba.

Ngày 5/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo được hỏi trên chương trình "Tuần này" của ABC về tin đồn rằng một số thành viên của nhóm đàm phán Triều Tiên bị xử tử.

Pompeo trả lời rằng ông biết về những đồn đại này nhưng không có thông tin gì để bổ sung và sau đó mỉm cười. "Có vẻ lần tới Mỹ - Triều có những cuộc trò chuyện nghiêm túc với nhau thì đối tác của tôi sẽ là người khác, nhưng chúng tôi không biết chắc chắn", ông nói.

canh tay phai cua kim jong un bi that sung vi be tac voi my Ông Donald Trump "vẫn tin tưởng" ông Kim Jong-un, bất chấp 2 vụ phóng tên lửa

Tổng thống Donald Trump ngày 26-5 đã bác bỏ lo ngại về các vụ phóng tên lửa mới đây của Triều Tiên, đồng thời khẳng ...

canh tay phai cua kim jong un bi that sung vi be tac voi my Kim Jong-un từng lo lắng 'không thạo tiếng Anh' trước hội nghị với Trump

Lãnh đạo Triều Tiên được cho là học tốt tiếng Anh, song ông khá lo lắng về khả năng nói ngoại ngữ này trước hội ...

Phương Vũ (Theo NYTimes)

/ https://vnexpress.net