Một dự án cao tốc chưa thể tạo ra đột phá mà phải phát triển đồng bộ, xây dựng tốt khâu hậu cần kết nối...

Ngày 26/11, trao đổi nhanh qua điện thoại với Đất Việt, ông Nguyễn Thái Hà - Giám đốc Sở KHĐT Cao Bằng cho biết, địa phương này đang trong quá trình nghiên cứu, đánh giá xin chủ trương đầu tư dự án cao tốc đường bộ Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Dự án có chiều dài khoảng 115 km, được thiết kế 4 làn xe với tổng vốn đầu tư dự kiến là 20.938 tỷ đồng.

Ông Hà nói thêm, sau khi dự án được chấp thuận về mặt chủ trương Cao Bằng sẽ triển khai các bước tiếp theo như, quy hoạch, khảo sát, thiết kế... lựa chọn chủ đầu tư là khâu cuối cùng trong quy trình chuẩn bị dự án.

cao toc cao bang lang son 21000 ty tot nhung chua du

Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh sẽ kết nối cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đang thi công. Ảnh: VnE

Tổng vốn đầu tư còn giảm được nữa không?

Nêu quan điểm về đề xuất trên, PGS.TS Đặng Đình Đào nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, ĐH KTQD Hà Nội đánh giá cao đề xuất trên đồng thời nhấn mạnh vai trò kết nối các tỉnh biên giới miền núi của dự án giao thông là rất quan trọng. Hơn nữa, Cao Bằng là tỉnh miền núi có 333 km đường biên giới với Trung Quốc, có tiềm năng du lịch lớn, nếu xây dựng án vừa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vừa bảo đảm về mặt an ninh quốc phòng.

Vấn đề vị PGS lo ngại là cách thức triển khai dự án này trên một địa bàn miền núi có điều kiện đi lại rất khó khăn nếu không được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng đã vội vàng đổ tiền đầu tư sẽ rất rủi ro, dễ đi theo vết xe đổ của các dự án trước như: đội vốn, kéo dài thời gian, thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng...

"Trước đây, tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được nghiên cứu dài 144 km với tổng mức đầu tư dự kiến là 47.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo phương án mới, dự án sẽ được nắn thẳng tuyến với 6 hầm xuyên qua núi và 18 cầu cạn nên rút ngắn 29 km. Tổng mức đầu tư là 20.938 tỷ đồng, giảm hơn 26.000 tỷ đồng so với trước.

Chỉ với một vài bước nghiên cứu, đánh giá lại, tổng vốn đầu tư đã giảm hơn một nửa rồi, nếu nghiên cứu tốt, đánh giá tốt thì liệu có giảm được nữa không? Hoặc nếu không đánh giá tốt thì khi thực hiện dự án có tiếp tục lại đội lên tới vài ba lần như các dự án khác hay không?

Đây là vấn đề cần phải tính toán rất thận trọng, không thể xuê xoa, dễ dãi. Vai trò của Bộ GTVT, Bộ KHĐT, Bộ Tài chính cũng như Cao Bằng cần nhận thức rõ ràng ở điểm này, một dự án hàng nghìn tỉ không thể xem nhẹ như vài nghìn đồng tiền lẻ được", PGS Đặng Đình Đào nhấn mạnh.

Từ lo ngại trên, vị GPS cho rằng, dự án nên được tổ chức đấu thầu công khai để lựa chọn ra mức giá thi công phù hợp nhất, tiết kiệm mà hiệu quả nhất.

Có mắc bệnh cũ không?

Tiếp tục đề cập tới đề xuất hình thức đầu tư theo hình thức công tư PPP, dự kiến tỉnh Cao Bằng đầu tư vốn ngân sách hơn 7.500 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng và các công trình; nhà đầu tư và vốn vay tín dụng góp hơn 13.000 tỷ đồng.

Về phương án này, PGS Đặng Đình Đào cũng cho rằng cần tổ chức đầu thầu công khai để lựa chọn đơn vị thi công có đủ năng lực tài chính, có đủ kinh nghiệm, trình độ để thi công dự án. Mục đích cuối cùng là chúng ta vừa có được một dự án tốt nhất, sử dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại nhất, tiết kiệm nhất nhưng hoạt động vẫn bảo đảm hiệu quả nhất.

"Lựa chọn nhà đầu tư thế nào cũng là bài toàn nan giải. Để bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, công bằng thì Cao Bằng nên tổ chức đấu thầu, không nên thực hiện dự án theo hình thức chỉ định thầu như lâu nay.

Chúng ta đã có dự án cao tốc đầu tư 34.000 tỉ Đà Nẵng - Quảng Ngãi vừa thông xe bong tróc, hỏng hóc nghiêm trọng, khiến người dân bức xúc.

Cao Bằng là địa phương có địa bàn phức tạp, việc xây dựng khó khăn, do đó, việc lựa chọn nhà đầu tư có trình độ, kinh nghiệm là rất quan trọng để tránh mắc lại bệnh cũ chậm tiến độ, đội vốn, mà chất lượng không bảo đảm", PGS Đặng Đình Đào nói rõ.

Tạo kết nối giao thương nhưng phải tăng năng lực hậu cần

Nhấn mạnh vai trò kết nối của dự án, song PGS Đặng Đình Đào cũng cho rằng một dự án cao tốc chưa thể tạo ra đột phá.

Vị PGS cho biết, muốn dự án trên phát huy tối ưu hiệu quả thì phải tạo được sự kết nối liên hoàn với hệ thống giao thông chung của toàn tỉnh. Quan trọng nhất là vấn đề hậu cần trong giao thương phải phát triển đồng bộ, thống nhất.

Ngoài ra, PGS Đặng Đình Đào cũng đề cập tới công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng hàng hóa phải được nâng lên. Cơ quan hải quan, lực lượng quản lý thị trường phải làm tốt công việc gác cổng của mình nhằm đẩy lùi tình trạng buôn lậu, trốn thuế, hàng gian, hàng giả tràn vào gây cảnh thiếu ổn định thị trường trong nước.

cao toc cao bang lang son 21000 ty tot nhung chua du Dự án cao tốc Lạng Sơn - Cao Bằng cần 21.000 tỷ đồng

Tuyến cao tốc dài 115 km từ Lạng Sơn đến Cao Bằng được kỳ vọng thúc đẩy kinh tế xã hội tỉnh miền núi biên ...

cao toc cao bang lang son 21000 ty tot nhung chua du Thủ tướng nhất trí chủ trương xây cao tốc Cao Bằng - Lạng Sơn

Tuyến đường dài 115 km được Cao Bằng kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại và xuất khẩu nông sản.

/ http://baodatviet.vn