(NLĐO)- Dù đã hết hạn 1 năm nay, nhưng tỉnh Thanh Hóa đang lúng túng trong việc xử lý 11 cá thể hổ hoang dã nuôi nhốt trái phép trong khu dân cư.
Ngày 21-5, tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Thanh Hóa cho biết ông Lê Thế Long, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa, vừa ký văn bản gửi Bộ NN-PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) xin ý kiến về việc giải quyết vấn đề nuôi nhốt trái phép 11 trên địa bàn.
Các cá thể hổ nuôi nhốt trong trang trại nhà ông Nguyễn Mậu Chiến ở cồn Tàu Voi, xã Xuân Tín
Đây là trang trại nuôi 11 trái phép của gia đình ông Nguyễn Mậu Chiến ở khu vực cồn Tàu Voi, thôn 27, xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Theo báo cáo gửi 2 bộ NN-PTNT và TN-MT, trang trại này có 11 cá thể (4 đực, 7 cái). Những cá thể hổ này đã bị xử phạt vi phạm hành chính từ năm 2007, 2008 và được chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao hộ gia đình ông Chiến tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng. Năm 2012, đàn hổ được (CCKL) Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận nuôi nhốt có thời hạn 5 năm. Đến ngày 22-5-2017, thời hạn nuôi nhốt hết phép và hiện chưa được cấp mới, gia hạn.
Ngày 21-4-2017, bà Lê Thị Hồng (là vợ và được ông Nguyễn Mậu Chiến ủy quyền) có đơn đề nghị đăng ký nuôi loài được ưu tiên bảo vệ (loài hổ), gửi ngành chức năng Thanh Hóa nhưng chưa được đồng ý do ông Chiến và bà Hồng đều là những người đang thụ án trong vụ án tàng trữ, do Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội, phát hiện, bắt giữ.
Ông Chiến phạm tội "tàng trữ, vận chuyển hàng cấm" (trong đó có tang vật là 2 cá thể hổ con đã chết để đông lạnh) và bị kết án 13 tháng tù, bà Hồng phạm tội "" và bị xử phạt 6 tháng tù cho hưởng án treo và thời gian thử thách là 12 tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Do quyết định của tòa án, 2 cá thể hổ con đã chết để đông lạnh không xác định có nguồn gốc từ trại nuôi xã Xuân Tín. Không có mối liên hệ giữa tang vật, hành vi vi phạm của ông Chiến với 11 cá thể hổ hiện đang gây nuôi tại trại nuôi xã Xuân Tín nên không có căn cứ để tịch thu.
Vì thế, chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Sở NN-PTNT phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát để có hướng xử lý. Sau đó, CCKL Thanh Hóa đã làm đơn đề nghị gửi đến 4 trung tâm cứu hộ động vật hoang dã. Tuy nhiên, không có trung tâm nào tiếp nhận vì nhiều lý do khác nhau nên đã hướng dẫn hộ gia đình hoàn thiện các trình tự, thủ tục theo quy định để xem xét việc cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và giấy phép nuôi loài ưu tiên bảo vệ theo quy định tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ.
Hình ảnh tường rào quanh trang trại nuôi nhốt 11 cá thể hổ hoang dã
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa, hướng giải quyết này phù hợp với kiến nghị của Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) tại Công văn số 11/TCMT-BTĐDSH ngày 4-1-2018: "Nếu chưa thực hiện được công tác chuyển giao, đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục, quy định và tham mưu cho UBND tỉnh cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và cấp giấy phép nuôi loài ưu tiên bảo vệ cho chủ trại nuôi".
Trang trại hộ có diện tích khoảng 1 ha, được xây dựng tại một cồn đất thôn 27, xã Xuân Tín và chỉ cách khu dân cư khoảng 300 m. Trang trại này được xây bao quanh bằng những bức tường cao khoảng 2 m, phía trên có hàng rào thép gai. Phía trong trang trại được chia làm nhiều ô khác nhau để chia tách các cá thể hổ. Việc đàn hổ này được ông Chiến đưa về địa phương nuôi nhốt hơn 10 năm qua đã khiến cho chính quyền địa phương không yên tâm, đặc biệt là vùng nuôi nhốt hổ thường xuyên bị lũ lụt đe dọa. Nếu xảy ra vỡ đê, nước tràn vào thì nguy cơ đàn hổ tràn ra ngoài, đe dọa đến tính mạng của người dân là rất cao.
Tin-ảnh: Tuấn Minh
Gia đình sống cùng trăn, rùa và nhện khổng lồ trong nhà Cặp vợ chồng ở Australia không cần đưa con tới vườn thú, vì họ nuôi hơn 50 con vật trong nhà. |